TS. Trần Du Lịch - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng, sự ngược dòng này hoàn toàn phù hợp với mong muốn phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp. Việc kết hợp giữa thế mạnh nội tại của doanh nghiệp và tận dụng nguồn lực của đơn vị khác sẽ giúp nhân năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó lên gấp nhiều lần.
Nutifood nắm quyền chi phối Cawells - Màn “lội ngược dòng” ngoạn mục của thương hiệu Việt trên sân chơi M&A |
Minh chứng người Việt có thể làm chủ thế trận M&A
Trên con đường hội nhập kinh tế, việc ‘mở cửa’ một mặt thu hút dòng vốn FDI thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, song mặt khác thị trường đã và đang chứng kiến loạt thương hiệu nội địa bị ‘thâu tóm’.
Đơn cử, Central Group, tập đoàn thuộc sở hữu của gia đình Chirathivat, gia tộc giàu thứ tư tại Thái Lan, năm 2015 đã mua lại 49% cổ phần của đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim. Đến năm 2016, Central Group tiếp tục thâu tóm Big C Việt Nam và chính thức “xoá sổ” thương hiệu vào 2020….
Một “đại gia” Thái khác phải kể đến SCG, Tập đoàn này đã mua lại 70% cổ phần Nhựa Duy Tân - doanh nghiệp nội đứng đầu thị trường về các sản phẩm bao bì cứng. Trước đó, SCG nắm cổ phần chi phối tại Bao bì Biên Hoà, Nhựa Bình Minh; 100% vốn Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng Việt Nam…
Dòng vốn Hàn Quốc và Nhật Bản cũng hoạt động sôi nổi tại Việt Nam, điển hình Taisho đã hoàn tất thâu tóm Dược Hậu Giang vào năm 2019, Unicharm cũng gây chú ý với thương vụ M&A thương hiệu Diana. Ở mảng bán lẻ, Kirin mua đứt vốn Công ty chủ quản thương hiệu Nước bí đao Wonderfarm...
Kết quả, chỉ trong vòng 10 năm, loạt thương hiệu Việt nổi tiếng như P/S, Tribeco, Diana, Huda Huế... bị các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm và biến mất. Thậm chí, xu hướng trên chưa dừng lại, hiện trở thành chủ đề nóng trong bối cảnh hậu Covid-19 và Việt Nam ngày càng cởi mở thu hút dòng vốn ngoại.
Giữa bối cảnh đó, Nutifood tạo thế đảo chiều, lội ngược gió khi công bố thành công nắm quyền chi phối Cawells – doanh nghiệp Thụy Điển. Màn “lội ngược dòng” đầy ngoạn mục của thương hiệu Việt trên sân chơi M&A ngay lập tức tạo tiếng vang lớn trên thị trường bởi hiếm có doanh nghiệp trong nước nào làm được điều này.
“Là doanh nghiệp thuần Việt được sở hữu 100% bởi người Việt, việc Nutifood mua thương hiệu ngoại thông qua M&A để mở rộng tầm quốc tế, mở rộng thương hiệu có thể được xem là chiến thuật ‘tấn công’ để ‘phòng thủ’, tiến ra quốc tế để giữ vững và phát triển tốt hơn thương hiệu Việt. Đây là cách làm, sự đóng góp rất lớn cho nền kinh tế trong điều kiện hội nhập”, TS. Trần Du Lịch nhận xét.
Bước đi được tính toán kỹ lưỡng của Nutifood
M&A Cawells không phải là thương vụ “xuất ngoại” đầu tiên của Nutifood trên đất Thụy Điển bởi trong hơn 2 thập kỷ phát triển, doanh nghiệp này đã khiến thị trường kinh ngạc với những lần “chơi lớn” của mình.
Còn nhớ, năm 2019, Nutifood gây xôn xao khi tiến công sang đất nước Bắc Âu, xây dựng nhà máy sữa Nhà máy Nutifood Sweden AB ngay tại quốc gia có chất lượng sữa organic tốt hàng đầu thế giới với công suất lên đến 15.000 tấn sữa bột/năm. 2 năm sau, “hãng sữa của các chuyên gia” tiếp tục tạo “tiếng vang” khi thành lập Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển NNRIS, quy tụ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu với tiêu chí mang tinh hoa dinh dưỡng thế giới về Việt Nam.
Nutifood liên tục ghi dấu ấn trên thị trường bằng những thương vụ đầu tư lớn nhằm chuẩn bị cho chiến lược ‘đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới’ |
Năm 2022, trong bối cảnh các doanh nghiệp vẫn đang điêu đứng, chưa phục hồi vì Covid-19, Nutifood lại âm thầm đàm phán “nắm quyền kiểm soát” thành công Cawells, doanh nghiệp chuyên cung ứng thực phẩm bổ sung uy tín tại Thụy Điển, mở ra tham vọng đặt chân vào lĩnh vực mới. Bước đi này cũng giúp hoàn thiện lát cắt trong việc xây dựng “tam giác” hệ sinh thái của đại gia dinh dưỡng Việt Nam trên đất châu Âu bên cạnh nhà máy sản xuất cùng viện nghiên cứu dinh dưỡng.
Việc “thâu tóm” Cawells sẽ giúp Nutifood tận dụng được tệp khách hàng trải dài từ châu Âu, châu Á đến khu vực Trung Đông cũng như danh mục sản phẩm đa dạng gồm 120 loại của doanh nghiệp châu Âu này để “đi tắt đón đầu”, làm “bàn đạp” tấn công thị trường nước ngoài.
Trước đó, Nutifood liên tục ghi dấu ấn trên thị trường bằng những thương vụ đầu tư lớn nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho chiến lược dài hơi – ‘đưa thương hiệu Việt vươn tầm thế giới’ như: từng bước chuẩn hóa hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, ‘chinh phục’ chứng nhận FDA và thành công tiến vào thị trường Mỹ, đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ của “đại siêu thị” Walmart … Tính đến thời điểm hiện tại, Nutifood đã có mặt tại 15 quốc gia trên toàn thế giới.
Ông Trần Bảo Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nutifood, người trực tiếp tham gia đàm phán thương vụ này, cho biết: “Chúng tôi biết đó là con đường khó khăn, nhiều thử thách nhưng Nutifood không những muốn thương hiệu có thế đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam mà sẽ tìm những chiến lược, cơ hội để phát triển và cạnh tranh ra bên ngoài”.
Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực thực phẩm bổ sung
Nếu phân tích kỹ thương vụ M&A giữa Nutifood – Cawells, có thể thấy, đây là sự tính toán kỹ lưỡng công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam nhằm từng bước đặt chân vào “lãnh địa” thực phẩm bổ sung – lĩnh vực mà từ trước đến nay luôn bị thống lĩnh bởi các thương hiệu ‘ngoại’.
Các thống kê thực tế cho thấy, thực phẩm bổ sung là lĩnh vực đang có xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ khi người dân bắt đầu quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn sau đại dịch Covid-19. Tại Việt Nam, quy mô thị trường hiện đang đạt hơn 45.000 tỷ đồng và dự báo sẽ tăng lên gần 80.000 tỷ đồng vào năm 2026.
Thống kê của Cục An toàn Thực phẩm cũng cho thấy, doanh số ngành thực phẩm chức năng đạt 6 tỉ đô la Mỹ năm 2019. Theo Euromonitor, thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang tăng trưởng 20%/năm.
Các con số trên chỉ ra tiềm năng phát triển của thị trường này tại Việt Nam còn rất lớn và đang tạo cơ hội cho các thương hiệu ‘ngoại’. Điều này vô hình trung đã mang tiền của người Việt Nam “chảy vào túi” của doanh nghiệp nước ngoài.
Chia sẻ về quyết tâm giúp thương hiệu Việt dành thế chủ động trên thị trường thực phẩm bổ sung, ông Trần Bảo Minh cho biết: “Tại sao chúng ta lại để các doanh nghiệp Mỹ, Anh, Úc… chiếm lĩnh thị trường và mang tiền ra khỏi Việt Nam, khỏi Châu Á? Chính công ty Việt Nam sẽ làm chủ thương hiệu có tầm cỡ quốc tế để phục vụ cho người tiêu dùng Việt và nhiều quốc gia khác, đồng thời có thể mang tiền từ khắp nơi về cho đất nước, làm giàu cho người Việt”.
Củng cố lộ trình dài hơi: Mang bản sắc Việt ra thế giới
Đại diện Nutifood cũng tiết lộ, bên cạnh kế thừa những danh mục sản phẩm sẵn có vốn đã được công nhận về chất lượng từ Cawells, bước tiếp theo, doanh nghiệp sẽ kết hợp với nguồn thảo dược quý tại Việt Nam như sâm Ngọc Linh, đông trùng hạ thảo… để nâng tầm sản phẩm thực phẩm bổ sung cho cộng đồng.
Nutifood có kế hoạch kết hợp các dược liệu quý vào thực phẩm bổ sung để mang ‘bản sắc Việt’ vươn tầm thế giới |
Trước đó, Nutifood đã gây xôn xao thị trường khi đầu tư vào công ty sâm Ngọc Linh Quasapharco và tiếp quản trang trại sâm Ngọc Linh rộng hàng trăm héc-ta, với hàng trăm nghìn gốc sâm trên núi Ngọc Linh có độ cao 2.598 m.
Theo các chuyên gia, sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm tốt nhất thế giới và được xem là “quốc bảo” của Việt Nam khi có chất lượng vượt trội hơn hẳn sâm của các nước khác. Cụ thể, sâm Ngọc Linh chứa đến 52 hợp chất Saponin; đặc biệt có Saponin MR2 chiếm khoảng ½ tổng Saponin chính, có tác dụng ngừa ung thư, khối u, kháng khuẩn, ngăn chặn lão hóa...
Giá trị là vậy nhưng sâm Ngọc Linh chưa có vị thế tương xứng bởi hầu như người dân biết và đang sử dụng sâm nhiều của Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... Chính vì vậy, Nutifood có kế hoạch kết hợp loại sản vật này vào thực phẩm bổ sung từ Cawells để mang ‘bản sắc Việt’ vươn tầm thế giới.
“Cùng Cawells, chúng tôi mong muốn tạo nên một thương hiệu thực phẩm bổ sung chăm sóc sức khỏe hàng đầu châu Á. Đó là sự kết hợp hoàn hảo của những ứng dụng công nghệ thực phẩm tiên tiến từ phương Tây cùng với dược liệu quý của các nước châu Á để tạo nên sức cạnh tranh độc đáo, khác biệt cho riêng Cawells tại những thị trường chiến lược tiềm năng với 100 triệu người Việt Nam nói riêng và 5 tỷ người dân khu vực châu Á nói chung”, ông Trần Bảo Minh nói.
Nhận định về chiến lược của những “nhà cầm quân” Nutifood, TS. Trần Du Lịch cho rằng, với chiến lược và cách làm như Nutifood hiện nay cùng với những đội ngũ cộng tác trí tuệ và tâm huyết thì tương lai, Việt Nam sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp thuần Việt, những thương hiệu Việt ghi dấu ấn trên trường quốc tế, từ đó từng bước đưa bản sắc Việt vươn tầm thế giới.