“Thánh Gióng tắm ở hồ Tây”, NXB Giáo dục nói gì?

Hai cuốn sách đều do NXB Giáo dục ấn hành
Hai cuốn sách đều do NXB Giáo dục ấn hành
TP - Hôm qua, trên các diễn đàn xã hội cũng như một số báo mạng rộ lên dư luận SGK và tài liệu tiếng Việt lớp 5 (dùng cho trường học áp dụng mô hình trường học mới) cung  cấp sai kiến thức cho học sinh về nhân vật Thánh Gióng.

Kèm theo là một đoạn văn bản được trích dẫn, trong đó mô tả việc Thánh Gióng đánh giặc xong vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết”.

Trao đổi với báo giới, ông TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng Biên tập NXB Giáo dục Việt Nam và GS Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên SGK Tiếng Việt 5) cho rằng dư luận đã hiểu sai vấn đề.

Theo giải thích của GS Nguyễn Minh Thuyết, bài tập được bài báo nêu nằm trong cuốn Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 của Bộ GD&ĐT, được lấy lại từ cuốn Tiếng Việt 5, tập hai (NXB Giáo dục, 2010, tr. 86). Đoạn văn trong bài tập trích từ bài viết nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Đình Thi - “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” (Nguyễn Đình Thi toàn tập, tập IV, NXB Văn học, 2009, tr. 148). Mục tiêu của bài tập là rèn luyện cho học sinh kĩ năng liên kết các câu trong đoạn, qua đó học hỏi cách sử dụng từ ngữ linh hoạt của nhà văn.

Đoạn văn được trích thể hiện trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhà văn. Ngay ở câu mở đoạn, Nguyễn Đình Thi đã nói rõ là ông tưởng tượng ra một kết cục khác của câu chuyện:“Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi...”

MỚI - NÓNG