Thái Lan truy quét đại học ‘ma’

Thái Lan truy quét đại học ‘ma’
Bộ Giáo dục Thái Lan vừa tuyên bố sẽ tiến hành chiến dịch trấn áp các trường đại học ma sau khi Trường ĐH Hòa Bình Thế Giới thông báo sẽ đóng cửa chi nhánh ở nước này.

Ông Kamchorn Tatiyakawee – tổng thư ký Văn phòng Ủy ban giáo dục đại học (Ohec) cho biết Chính phủ và các trường đại học tư nhân đang hoạt động theo pháp luật nên học cách để không trở thành nạn nhân của các trường ma.

Thông thường các trường bất hợp pháp được thành lập bằng cách sử dụng tên của các trường có uy tín trên thế giới. Một thủ thuật thông thường là thu hút sinh viên bằng cách cấp cho họ bằng danh dự.

Ông Kamchorn khẳng định các trường đại học tư nhân mới thành lập phải được sự cho phép của Ohec. Ủy ban này làm nhiệm vụ kiểm tra các điều kiện mở trường như: cơ sở vật chất, ngân quỹ, giảng viên và đội ngũ nhân viên… Tất cả đều phải đảm bảo để có một dịch vụ giáo dục chất lượng cao.

Hoạt động của các trường cũng phải được thực hiện theo Luật Đại học tư nhân, ông cho biết.

Chiến dịch đánh vào các trường đại học ma của Ohec được bắt đầu thực hiện sau khi hoạt động bất hợp pháp của ĐH Hòa Bình Thế Giới bị phanh phui trên các phương tiện truyền thông cách đây vài tuần.

Trường này được thành lập bất hợp pháp và từng trao bằng danh dự cho một số nhân vật nổi tiếng như Wirapol Sukphol và Luang Pu Nen Kham – những vị tu sĩ buộc phải hoàn tục vì đã vi phạm lời thề sống độc thân, vi phạm luật tội phạm máy tính và gian lận.

Ông Kamchorn nói rằng những ngôi trường bất hợp pháp tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Dạng đầu tiên là những trường nước ngoài mở rộng chi nhánh ở Thái Lan nhưng không chấp hành luật pháp địa phương.

Dạng thứ hai là các trường thành lập ở địa phương dưới cái tên của những trường nước ngoài, sau đó kiếm tiền bằng cách trao bằng danh dự cho các khách hàng theo học.

ột người sắp nhận “bằng danh dự” bỏ đi tấm áo choàng tốt nghiệp – hành động đầu tiên khi chấp nhận rằng ĐH Hoà Bình Thế Giới không phải là một ngôi trường có thật và họ không có quyền cấp bất cứ tấm bằng nào.
ột người sắp nhận “bằng danh dự” bỏ đi tấm áo choàng tốt nghiệp – hành động đầu tiên khi chấp nhận rằng ĐH Hoà Bình Thế Giới không phải là một ngôi trường có thật và họ không có quyền cấp bất cứ tấm bằng nào..

Một nhóm khác rất phổ biến là những trường thu hút người học bằng các chiêu quảng cáo online. Họ thường không có trụ sở chính, cũng không cung cấp bất cứ khóa học nào thực sự nhưng vẫn thu học phí từ người tham gia.

“Vấn đề này năm nào cũng có” – ông Kamchorn nhận xét. “Ohec sẽ bắt đầu nộp đơn kiện các trường vi phạm Luật đại học tư nhân”.

Một cuộc điều tra đang được tiến hành đối với 2 trường đại học nước ngoài có cơ sở tại Thái Lan để tìm hiểu xem họ có phạm luật hay không.

Cơ quan của ông Kamchorn cũng đang cố gắng trấn áp những kẻ kiếm ăn từ các website cung cấp bằng cấp từ bậc trung học tới cấp Tiến sĩ với chi phí 15.000 baht mỗi tấm bằng.

Một trang web đã bị phát hiện chuyên cung cấp bằng của các trường đại học nước ngoài cho những người nộp đơn và in ra kết quả các tín chỉ để người nộp đơn có thể tiếp tục học đại học ở Thái Lan.

Những người này cũng khẳng định rằng họ có thể đột nhập vào cơ sở dữ liệu của các trường đại học để viết thêm tên khách hàng vào đó. Ông Khamchorn cho biết những người nghĩ rằng mình có thể đang cầm một tấm bằng giả có thể liên hệ với Ohec để được kiểm tra.

Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan – ông Sermsak Ponpanich tiết lộ Bộ Thông tin và Công nghệ Truyền thông sẽ được yêu cầu giúp điều tra những website tình nghi. ĐH Adamson là một trong số các trường đang bị Ohec điều tra. Ông Jutapong Ratanachot – điều phối viên của trường này khẳng định Adamson luôn cấp bằng thật. Được biết, ĐH Adamson cấp bằng Tiến sĩ ngành Triết học giáo dục ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Macao và Thái Lan.

Năm ngoái, ngôi trường có trụ sở ở Thái Lan này đã được Ủy ban giáo dục đại học Philippines phê duyệt và dự án chính thức được công nhận bởi Đại sứ quán Philippines tại Thái Lan – ông Jutapong cho biết.

ĐH Adamson có một trung tâm tư vấn sinh viên với những chuyên gia tư vấn người Philippines ở Samut Prakan. “Chúng tôi không phải là một trường ma” – ông nói. “Chúng tôi có khoảng 80 sinh viên. Hầu hết trong số họ đều là giáo viên và hiệu trưởng các trường. Họ học trực tuyến với các tư vấn viên sống ở Philippines trong 2 học kỳ”.

Sinh viên phải học trực tuyến khoảng 60 tín chỉ, gặp trực tiếp các tư vấn viên ở Thái Lan từ 2-3 lần mỗi tháng và bay sang Philippines để tham dự kỳ thi. Chương trình này có giá 420.000 baht.

Ông Jutapong cũng nói rằng các tài liệu về việc thành lập và hoạt động của trường vừa được gửi tới Ohec. Ông sẽ tới Ohec vào ngày 25/7. Tất cả sinh viên sẽ chuyển tới Philippines vào học kỳ tới, phụ thuộc vào yêu cầu của chương trình.

Theo Nguyễn Thảo
Vietnamnet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG