Thái Lan phủ nhận chuyện xua đuổi hàng ngàn người chạy trốn bom đạn ở Myanmar

0:00 / 0:00
0:00
Người Karen chạy vào rừng khi quân đội tấn công làng của họ. (Ảnh: CNN)
Người Karen chạy vào rừng khi quân đội tấn công làng của họ. (Ảnh: CNN)
TPO - Thái Lan được nói là đã từ chối hơn 2.000 người chạy khỏi Myanmar sau hàng loạt cuộc không kích của quân đội.

Trung tâm thông tin Karen, một nhóm hoạt động ở vùng của người thiểu số Karen, nói rằng hơn 2.000 người giờ đang phải trốn trong rừng. Trước đó, họ chạy sang Thái Lan để trốn bom đạn nhưng bị từ chối.

Hàng ngàn người ở bang Karen thuộc vùng tây nam Myanmar đã phải bỏ nhà đi trốn khi các máy bay của quân đội tiến hành cuộc tấn công bằng bom vào những ngôi làng do một nhóm vũ trang của người thiểu số kiểm soát.

Liên minh quốc gia Karen (KNU) kiếm soát một vùng đất rộng lớn tiếp giáp với Thái Lan. KNU gần đây tấn công một đồn biên phòng của quân đội Myanmar, khiến 10 người thiệt mạng, theo tin của Reuters.

Dòng người chạy sang nước láng giềng Thái Lan đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc khủng hoảng ở Myanmar.

Đợt không kích diễn ra sau chiến dịch trấn áp đẫm máu vào cuối tuần qua vấp phải sự chỉ trích gay gắt của quốc tế. Ít nhất 114 người được báo cáo đã thiệt mạng trong cuộc biểu tình vào thứ Bảy vừa qua, trở thành ngày đẫm máu nhất kể từ khi phong trào đấu tranh bắt đầu từ 2 tháng trước.

Đến nay đã có ít nhất 510 người thiệt mạng từ sau cuộc đảo chính, trong đó có cả trẻ em và thanh thiếu niên, Hiệp hội hỗ trợ các tù nhân chính trị khẳng định.

KNU nói rằng có 3.000 người đã vượt sông Salween sang Thái Lan để chạy trốn bom đạn, nhưng 2.000 người bị đẩy về.

Reuters dẫn lời ông Thichai Jindaluang, tỉnh trưởng tỉnh Mae Hong Son của Thái Lan, phủ nhận chuyện xua đuổi người tị nạn.

Hôm qua, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha khẳng định các quan chức nước này không đuổi người tị nạn quay về Myanmar, nhưng họ đã phỏng vấn một số người vào Thái Lan.

“Khi chúng tôi hỏi những câu như nước bạn xảy ra vấn đề gì, họ nói ‘không vấn đề gì’. Vậy nếu không có vấn đề gì, họ có thể trở về không? Chúng tôi không dùng súng buộc họ về mà còn bắt tay và chúc họ may mắn”, ông Prayuth nói trong cuộc họp báo.

Ông Prayuth nói rằng chính phủ của ông không muốn người tị nạn vượt biên, nhưng đang chuẩn bị cho khả năng xảy ra làn sóng đó.

Thái Lan vẫn để hàng chục ngàn người tị nạn sống trong 9 khu trại dọc biên giới với Myanmar trong 3 thập kỷ qua.

Hầu hết những người vượt biên vào cuối tuần qua là dân từ huyện Mu Traw, nơi hứng nhiều bom của quân đội.

CNN dẫn ra những bức ảnh do KNU cung cấp để khẳng định người tị nạn từ Myanmar bị từ chối cho vào Thái Lan. Một video do người dân Karen quay lại và Reuters đăng tải cho thấy những người tị nạn phải lên thuyền quay về dưới sự giám sát của binh lính Thái Lan.

Theo Theo CNN
MỚI - NÓNG
DaLAB, Bùi Trường Linh hòa giọng cùng hàng nghìn sinh viên tại Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival
DaLAB, Bùi Trường Linh hòa giọng cùng hàng nghìn sinh viên tại Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival
TPO - Nối tiếp những chương trình biểu diễn thành công trước đó, buổi diễn cuối cùng của Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival khép lại với sự xuất hiện của nhóm nhạc Da LAB và ca sĩ Bùi Trường Linh. Hàng nghìn khán giả của chương trình say sưa hát theo, hòa giọng với những bản tình ca của Da LAB và Bùi Trường Linh.