Tên lửa Moskit Việt Nam uy chấn Biển Đông

Tên lửa Moskit Việt Nam uy chấn Biển Đông
TPO - Tên lửa Moskit có thể đánh chìm tất cả các loại chiến hạm và vô hiệu hóa cả tàu sân bay. Với 15 – 17 tên lửa Moskit có thể tiêu diệt cả một cụm tàu hải quân công kích chủ lực.

Tên lửa Moskit Việt Nam uy chấn Biển Đông

> Tàu ngầm Kilo - 'Mãnh hổ rình mồi' ở Biển Đông

> Tên lửa đạn đạo – ‘thanh gươm hạt nhân’ Nga có còn sắc? 

TPO - Tên lửa Moskit có thể đánh chìm tất cả các loại chiến hạm và vô hiệu hóa cả tàu sân bay. Với 15 – 17 tên lửa Moskit có thể tiêu diệt cả một cụm tàu hải quân công kích chủ lực.

Theo một số nguồn tin quân sự nước ngoài, trong biên chế của hải quân Việt Nam đã có sự hiện diện của những loại vũ khí khí tài hiện đại, đáp ứng khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Tên lửa chống tàu P-270 Moskit là một trong những vũ khí khí tài đó. Tên lửa Moskit được lắp đặt trên tàu tên lửa 'tia chớp' Molnya 1241.8

Tên lửa hành trình chống tàu 3М-80 được đưa vào danh sách các tổ hợp tên lửa, được sử dụng nhằm tiêu diệt các chiến hạm mặt nước, các tàu vận tải trong lực lượng các cụm chiến hạm công kích chủ lực, các lực lượng đổ bộ đường biển và các đoàn congvoa quân sự, các tàu cánh ngầm và các tàu chạy trên đệm khí. Tên lửa có thể tiêu diệt tất cả các tàu có tốc độ tối đa nhỏ hơn 100 knots, trong điều kiện nhiễu xạ của trang thiết bị tác chiến điện tử đối phương và các vụ nổ, trong mọi điều kiện khí tượng và thời tiết, ngay cả trong trường hợp không gian tấn công chịu sự tác động của vụ nổ hạt nhân.

P-270 Moskit là tên lửa hành trình siêu âm sử dụng động cơ phản lực dòng khí thẳng. Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga (GRAU) đặt mã hiệu là 3M80. Tên lửa có thể mang đầu đạn nổ thường hoặc đầu đạn hạt nhân hạn chế. Định danh NATO của loại tên lửa này là SS-N-22. «Sunburn» (ASM-MSS). Qua quá trình cải tiến, tên lửa có các biến thể như 3M80, 3M80 phóng từ máy bay, 3M80E, 3M80MBE với đường bay thấp và đường bay phức hợp

Tên lửa Moskit Việt Nam uy chấn Biển Đông ảnh 1
 

Tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa 3M80 Moskit

Kích thước tên lửa:
- chiều dài 3М80, 3М80Е: 9385 mm

- chiều dài 3М80МВE 9745 mm
- Đường kính tối đa của thân 760 mm
- sải cánh (gấp vào/mở cánh) 1300/2100 mm

Khối lượng cất cánh, kg:
- Tên lửa 3М80: 3950
- Tên lửa 3М80E: 4150
- Tên lửa 3М80E1: 3970
- Tên lửa 3М80МВE: 4450

Khối lượng đầu đạn, kg 300-320

Khối lượng thuốc nổ, kg 150

Động cơ hành trình do đơn vị MKB "Soyuz" (tp .Turaeva) phát triển. Loại 3D83 ramjet

- Tốc độ phóng tên lửa, М 1.8-2.5

- Thời gian phóng, 0.5s Thời gian hoạt động của động cơ là 250s

Tầm bắn hiệu quả tối đa max, km:
- 3М80 – Phóng từ chiến hạm nổi (НК) 90km
- 3М80 – Phóng từ máy bay chiến đấu 250 km
- 3М80E (XK) – Phóng từ chiến hạm nổi 120 km
- 3М80МВE – Phóng từ chiến hạm nổi với quỹ đạo bay thấp 140 km
- 3М80МВE – Phóng từ chiến hạm nổi với quỹ đạo bay phức hợp 240 km
Tốc độ hành trình:
- Tối đa gần mục tiêu: 2,8M
- Hành trình 2,35M

Tầm bắn gần nhất: 10 – 12 km

Góc bẻ lái tên lửa sau khi phóng + 60o

Điều kiện phóng tên lửa:
- Nhiệt độ không khí –25 до +50°С
- Biển động cấp б (cấp 5 – với mục tiêu có kích thước nhỏ)
- Tốc độ gió trên mặt biển đến 20 m/s

Tên lửa có thể lắp cho máy bay chiến đấu Su–27 (Su-33) hoặc Su–32FH, mỗi máy bay mang được 1 tên lửa chống tàu Moskit. Tốc độ bay của máy bay khi phóng tên lửa: 200 – 470 m/s, máy bay có thể phóng tên lửa ở độ cao cực đại là 12 km so với mặt nước biển

Sự phát triển của tên lửa hành trình chống tàu Moskit ЗМ-80 được bắt đầu vào năm 1973 tại Trung tâm thiết kế “Raduga -Cầu vồng" (Dubna), dưới sự lãnh đạo của nhà thiết kế I.S. Seleznev. Hệ thống điều khiển trên tên lửa và trên tàu – phương tiện mang được phát triển bởi Viên nghiên cứu thiết kế điện tử "Altair" (Moscow) dưới sự lãnh đạo của Tổng công trình sư – kỹ sư trưởng S.A. Klimov. Thiết kế động cơ tên lửa đẩy dòng thẳng được phát triển bởi Trung tâm thiết kế thử nghiệm OKB-670 (Moscow) dưới sự lãnh đạo của chủ nhiệm, kỹ sư trưởng M.M.Bondaryuka. Sự phát triển cuối cùng được thực hiện tại Trung tâm thiết kế “Soyuz” thuộc thành phố Turaev, ngoại vi Moscow, chủ nhiệm thiết kế V.G. Stepanov.

Tên lửa đẩy tăng tốc được phát triển bởi Trung tâm thiết kế của nhà máy № 81 của Bộ phát triển công nghiệp hàng không - Minaviaproma (Moscow) Chủ nhiệm thiết kế, kỹ sư trưởng I.I. Kartunov. Hệ thống ống phóng tên lửa được phát triển bởi Trung tâm thiết kế thử nghiệm - Chế tạo máy (Moscow) "Союз" chủ nhiệm thiết kế, kỹ sư trưởng N.K.Tsikunov. Sản xuất hàng loạt theo dây truyền tên lửa 3M-80 được triển khai tại nhà máy thuộc Tập đoàn chế tạo máy “Progress” thuộc thành phố Arseniev, vùng Primorsky Krai.

Vào đầu những năm 1980-x tổ hợp tên lửa chống tàu 3М-80 "Моskit" được đưa vào biên chế cho các tàu khu trục lớp “Sovremennyi” dự an 956. Trên các tàu khu trục được lắp hệ thống phóng tên lửa 4 ống phóng containers КТ-190. Chiếc khu trục dự án 956 "Sovremennyi" (số hiệu nhà máy № 861) được đưa lên đà đóng tàu tại nhà máy đóng tàu mang tên Zhdanov (nay là "Severnaya Verf") tại thành phố Leningrad vào ngày 03.03.1976, chiến hạm được hạ thủy ngày 18.10.1978г. đến ngày 24.01.1981. được biên chế vào hạm đội Biển Bắc. Chiếc khu trục hạm thứ 2 "Otchayannyi"được đưa lên đà đóng tàu vào ngày 4 .04.1977, hạ thủy ngày 29.04.1980. Biên chế vào hạm đội Biển Bắc ngày 24.10.1982. Đến năm 1993 nhà máy đóng tàu "Severnaya Verf" đã đóng được 17 chiếc khu trục hạm dự án 956 và một số các tàu khác chưa hoàn thành do sự kiện tan vỡ của Liên bang Xô Viết. Hai chiếc tàu khu trục dự án 956 "Vazhnyi" và "Vdumchivyi" (sau được đổi tên thành "Ekaterinburg" và "Alexander Nevsky") do thiếu nguồn tài chính đã được bán cho Trung Quốc.

Tên lửa Moskit Việt Nam uy chấn Biển Đông ảnh 2
 

Ngoài các tàu khu trục dự án 956 và các tàu chống ngầm lớn dự án 11556 "Admiral Lobov" , tên lửa chống tàu “Moskit” còn được lắp đặt cho các tàu tên lửa 'tia chớp' 1241.1. Tàu tên lửa đầu tiên của dự án 1241.1, được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu khoa học “Almaz”, lắp đặt hai tổ hợp phóng tên lửa “Moskit” КТ- 152М được hoàn thành vào năm 1981. Sau đó tập đoàn đóng tàu “Almaz” đã đóng hơn 20 chiếc khinh hạm trang bị tên lửa “Moskit” tại nhà máy Sredi - Nevsky và nhà máy Khabarovsk.

Tên lửa “Moskit” được biên chế cho các tàu phóng tên lửa hạng nhẹ chạy trên đệm không khí dự án 1239. Tàu chạy trên đệm khí dự án 1239 có lượng giãn nước 1050 tấn, thân tàu được chế tạo từ vật liệu hợp kim nhôm-magiê. Hệ thống động lực trạm nguồn tổ hợp đồng bộ hóa của hai động cơ tua – bin khí diesel có công suất 20 000 mã lực ( mỗi động cơ có công suất 10 000 mã lực) và hai động cơ diesel có công suất 3300 mã lực. Dưới hoạt động của động cơ tua-bin khí diesel tàu có thể đạt vận tốc đến 50 knots, nhưng nếu sử dụng động cơ diesel thông thường, tàu chạy ở tốc độ tiết kiệm là 12 knots. Tàu có hai tổ hợp phóng tên lửa 4 ống phóng Moskit, một tổ hợp tên lửa phòng không “Osa – M”, một ụ pháo hạm 176mm AK-176 và hai ụ súng tự động 6 nòng AK-630M.

Chiếc tàu đệm khí thứ nhất có uy lực khủng khiếp có tên là “Bora” được đóng tại Zelenodol'sk vào năm 1987 và được đưa vào khai thác sử dụng thử ngày 30.12.1989. Chiếc thứ 2 đã được đưa vào chế tạo vào năm 1991 – 1992. Với tốc độ hơn 50 knots và được trang bị 8 tên lửa Moskit, chiến hạm này là mối đe dọa nguy hiểm cho bất cứ loại tàu chiến nào trên thế giới, kể các các chiến hạm hiện đại nhất sử dụng công nghe Stealth và trang bị hệ thống Aegis.

Trên khinh hạm mang tên lửa hạng nhẹ MRK -5 dự án 1240 (tàu cánh ngầm)được lắp đặt hai ống phóng tên lửa Moskit, đồng thời trên thủy phi cơ thử nghiệm Luna cũng được lắp 6 ống phóng tên lửa Moskit. Đây là vũ khí chiến lược nhằm vào các mục tiêu lớn như tàu sân bay chạy bằng động cơ nguyên tử của Mỹ, chỉ có 1 nguyên mẫu được chế tạo, nhưng tính năng kỹ chiến thuật của nó với 6 ống phóng tên lửa Moskit, cho đến hiện nay, vẫn chưa có phương án nào khả thi để bảo toàn lực lượng trước tổ hợp vũ khí này.

2 loại máy bay Su–27 (Su -33) và Su–32FH của Không quân Hải quân có thể mang một tên lửa Moskit 3М80 với giá treo trên thân máy bay, nằm giữa hai ống hút khí của động cơ phản lực.

Tên lửa Moskit trên giá treo Su - 27
Tên lửa Moskit trên giá treo tiêm kích Su - 27.
 

Ngày 04.01.1981, Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô Viết số № 17-5 đã chỉ thị về nhiệm vụ nâng cấp và hiện đại hóa tổ hợp tên lửa Moskit với yêu cầu tăng tầm bắn hiệu quả. Để thực hiện nhiệm vụ đó, tên lửa 3M80 đã được lắp đặt một động cơ hành trình mới với loại dầu kerosene mới có chất lượng cháy tốt hơn, đồng thời được thay thế ống phụt phản lực có chế độ điều chỉnh ổn định khí phản lực, giảm tiêu hao năng lượng.

Trong quá trình thử nghiệm đã phóng 10 tên lửa nâng cấp loại Moskit - M. Lần phóng đạn đầu tiên được thực hiện vào 06.08.1987, lần phóng thử thử nghiệm cuối cùng vào ngày 07.07.1989. Đạn được phóng từ tàu tên lửa Monlya 1241.1. Tầm bắn hiệu quả đat được là 153 km. Tên lửa tăng tầm Moskit được mang tên mới là 3M – 80E.

Tên lửa Moskit trên tàu Molnya dự an 1241
Tên lửa Moskit trên tàu Molnya 'Tia chớp' 1241.
 

Tổ hợp tên lửa Moskit tiếp tục được hiên đại hóa và đã được hoàn thiệt với định danh là "Моskit-МВЕ" với tên lửa chống tàu loại 3М-80МВЕ được tăng cường đáng kể tầm bắn hiệu quả. Tổ hợp “Moskit – MBE” được phép xuất khẩu cùng với các tàu khu trục thuộc dự án 956EМ, khinh hạm tên lửa Molnya dự án 12421 và các tàu thuộc các dự án khác, được chế tạo và sản xuất từ các nhà máy đóng tàu của Nga. Đồng thời Nga cũng sản xuất các tổ hợp này theo đơn đặt hàng để lắp đặt cho các phương tiện mang khác nhau theo yêu cầu khách hàng, đồng thời đảm bảo điều kiện khai thác sử dụng theo yêu cầu tác chiến của tổ hợp.

Như vậy có nghĩa với yêu cầu của khách hàng, tổ hợp có thể được lắp đặt trên các phương tiện mang như xe cơ giới, các chiến hạm khác chủng loại và lắp đặt trên các máy bay có nguồn gốc sản xuất không phải của Nga. Tổ hợp "Моskit-МВЕ" hoàn toàn có thể lắp đặt trên các xe cơ động cho các đơn vị tên lửa chống tàu cơ động bảo vệ bờ biển, hải đảo theo yêu cầu của khách hàng.

1- Tổ hợp radar chủ động và thụ động của đầu tự dẫn tên lửa, 2- Hệ thống đạo hàng quán tính và điều hướng tự động, 3- bình ắc quy, 4- đầu đạn xuyên phá khối lượng 300kg, 4- Bình nhiên liệu và hệ thống lưới lọc, 5- động cơ phản lực tăng tốc, 6- Động cơ phản lực hành trình dòng khí thẳng 7- đường dẫn điều khiển lái, 8- cảm biến đo độ cao.
1- Tổ hợp radar chủ động và thụ động của đầu tự dẫn tên lửa, 2- Hệ thống đạo hàng quán tính và điều hướng tự động, 3- bình ắc quy, 4- đầu đạn xuyên phá khối lượng 300kg, 4- Bình nhiên liệu và hệ thống lưới lọc, 5- động cơ phản lực tăng tốc, 6- Động cơ phản lực hành trình dòng khí thẳng 7- đường dẫn điều khiển lái, 8- cảm biến đo độ cao..
 

Cấu tạo chung của tên lửa:

Các thành phần của tổ hợp tên lửa Moskit P-270 bao gồm có:

3D model tên lửa 3M80
3D model tên lửa 3M80.
 

Tên lửa hành trình 3М-80

Ống phóng tên lửa dạng containers КТ-152М hàn cứng, đóng kín – có khả năng lưu trữ tên lửa trong khoảng thời gian dài trên tàu (18 tháng), phóng tên lửa theo mệnh lệnh thiết bị điều khiển bắn từ đài chỉ huy và loại bỏ tên lửa trong trường hợp khẩn cấp.

Hệ thống điều khiển tên lửa 3S-80, hệ thống có chức năng kiểm tra và chuẩn bị kỹ thuật phóng tên lửa, xử lý các thông số kỹ thuật, tiếp nhận từ khí tài chỉ thị mục tiêu và dẫn bắn. Trong cùng một lúc có thể đưa thông số của 4 mục tiêu cùng một lúc, nạp thông số mục tiêu vào hệ thống dẫn đường của đầu đạn, tiến hành phóng đạn (có thể phóng từng tên lửa hoặc phóng loạt tên lửa) cho đến khi hết cơ số biên chế tên lửa trên tàu;

Khí tài nạp đạn, dùng để nạp tên lửa vào trong ống phóng tên lửa dạng containers và vận chuyển tên lửa ra khỏi ống phóng.

Nạp đạn tên lửa Moskit
Nạp đạn tên lửa Moskit.
 

Tổ hợp trang thiết bị mặt đất KNO 3F80, có chức năng vận chuyển, duy trì, kiểm tra, bảo dưỡng bảo trì tên lửa trên các khu kỹ thuật. KNO đảm bảo chế độ vận chuyển tên lửa, bảo niêm tên lửa trong khu khí tài đơn vị sẵn sàng chiến đấu và trong kho lưu trữ lâu dài, bộ khí tài KNO còn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tên lửa thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, chuẩn bị tên lửa để đưa xuống tàu vào các ống phóng đạn containers.

Tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu âm 3М-80 "Моskit" được thiết kế theo mô hình khí động học tối ưu dành cho vật thể bay tốc độ siêu âm. Thân tên lửa quay quanh trục của nó, mũi tên lửa hình oval nhọn đầu với 4 cánh ổn định và 4 cánh đuôi. Các cánh ổn định và cánh đuôi có thể gấp lại được khi đặt trong ống phóng containers, được chế tạo từ thép titan mack ОТ4 và ОТ4-1, trục quay của cánh từ thép không rỉ ВКL-3. Trên thân tên lửa lắp 4 ống hút không khí và dẫn các luồng khí. Đầu chụp phía trước của tên lửa cho phép sóng radar xuyên thấu không tạo nhiệt năng (đầu chụp 3 lớp sợi thủy tinh SKAN-E được dán bằng keo trong suốt К-9-70). Vàng đai kết nối các bộ phận và khoang trung gian được làm từ thép ВТ-5, khoang nhiên liệu được chế tạo từ thép không gỉ, ống dẫn không khí cũng được làm từ titan ОТ4-1, ОТ4.

Động cơ tên lửa là tổ hợp động cơ, bao gồm động cơ hành trình phản lực dòng khí thẳng ЗD83 và động cơ tăng tốc phản lực. Động cơ đẩy tăng tốc được lắp vào bên trong ống phụt phản lực của động cơ hành trình. Sau 3 – 4 s, nhiêu liệu của động cơ tăng tốc sẽ cháy hết và động cơ tăng tốc sẽ bị đẩy ra ngoài bằng khí phụt từ động cơ hành trình tên lửa.

Thời gian chuẩn bị cho tổ hợp tên lửa có thể phóng đạn khi tên lửa đang nằm trong containers là 50s, ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất là 11s. Giãn cách phóng tên lửa theo loạt là 5s.

Hệ thống điều khiển tên lửa kết hợp hệ thống điều khiển đạo hàng quán tính và hệ thống dẫn đường chỉ thị mục tiêu bằng radar hai chế độ chủ động và thụ động của đầu dẫn tự động tên lửa. xác suất tấn công tiêu diệt mục tiêu rất cao ngay cả trong trường hợp đối phương sử dụng hệ thống tác chiến điện tử gây nhiễu radar mạnh. Đối với cụm tàu khinh hạm và các cụm tàu hải quân công kích chủ lực, xác suất trúng mục tiêu là 0.99, đối với đoàn tàu congvoa quân sự và tàu đổ bộ là 0,94.

Với tốc độ bay gấp 3 lần tốc độ của tên lửa chống tàu NATO Harpoon của Mỹ hay Exocet của Pháp, cộng với trần bay rất thấp – 7m so với mặt nước biển, từ khi phát hiện được mục tiêu cho đến khi va chạm, các hệ thống phòng thủ tên lửa chỉ có từ 3 – 4s để xạ kích trong trần bay rất thấp, điều đó không thể thực hiện được ngay cả với súng tự động 6 nòng Vulcan do tốc độ quá cao. Do đó, xác suất tiêu diệt mục tiêu của P-270 Moskit rất lớn. Sự sống còn của mục tiêu một phần phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật của tên lửa, vốn đã khá hoàn hảo.

Tên lửa Moskit Việt Nam uy chấn Biển Đông ảnh 8
 

Sau khi tên lửa phóng ra khỏi ống phóng, động cơ phản lực tăng tốc đẩy tên lửa lấy độ cao, khi đạt độ cao hành trình, tên lửa sẽ xuống dốc và bay ở chế độ hành trình với độ cao từ 10 – 20 m so với mặt nước biển, khi tên lửa bay đến gần mục tiêu sẽ giảm độ cao xuống còn 7m, ngang với độ cao của đỉnh sóng biển, tên lửa trên khoảng cách 9 km đến mục tiêu cơ động tích cực tránh bị tiêu diêt với tải trọng lên đến 10g.

Với động năng rất lớn của vật thể bay siêu âm, tên lửa có thể xuyên thủng bất cứ vỏ tàu nào, kể cả vỏ bọc thép của tàu tuần dương và phá nổ ở phía bên trong. Với một đòn tấn công như vậy, tên lửa có thể đánh chìm tất cả các loại chiến hạm và vô hiệu hóa cả tàu sân bay. Với 15 – 17 tên lửa Moskit có thể tiêu diệt cả một cụm tàu hải quân công kích chủ lực.

Trịnh Thái Bằng

Theo Viết
MỚI - NÓNG