“Teencode” trong giới trẻ còn “độc”, “lạ” hơn đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền

TPO - Theo ý kiến của nhiều bạn trẻ việc đề xuất về việc giảm bảng chữ cái từ 38 xuống còn 31 chữ và viết của PSG.TS Bùi Hiền thì chẳng có gì là “sốc” cả. Thậm chí, cả chục năm qua, teencode đã là một phần của giới trẻ.

“Teencode” trong giới trẻ còn “độc”, “lạ” hơn đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền ảnh 1
 Muôn hình vạn trạng trong cách viết của giới trẻ

Trong đề xuất của PSG.TS Bùi Hiền, ông đã gợi ý cắt giảm bảng chữ cái từ 38 xuống còn 31 chữ. Trong đó, các phụ âm như sau: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên tạm thời dùng kí tự ghép n' để biểu đạt.

Nhắc đến vấn đề thay đổi tiếng Việt, nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X cho rằng, đề xuất của PGS.TS Hiền “chưa là cái gì” mà kiểu viết của các teen còn ghê hơn, thậm chí có kiểu teencode mà còn cho số vào viết thay chữ khiến nhiều người ngẩn người, đọc không hiểu gì luôn.

"Teencode"- dạng ngôn ngữ này chủ yếu là dùng những từ viết tắt, chữ cái thay thế (vd: h-k; o-0; i-j...). Với những ai không quen đọc và sử dụng sẽ gặp không ít khó khăn mỗi khi phải đọc các văn bản thuộc thể loại này.

Mới đây, nhiều đoạn văn sử dụng "teencode" đã được đăng tải trên các trang mạng xã hội đã khiến bất kì ai cũng phải căng mắt để có thể đọc và hiểu được nội dung của chúng bằng tiếng Việt.

Teencode xuất hiện cả chục năm nay và lúc nào cũng hút giới trẻ. Theo nickname Thuận Nguyễn chia sẻ: "Nhìn vào những dòng kí tự kia thôi là kí ức xưa lại ùa về, thời mà chúng em mới là học sinh lớp 8,9  gửi tin nhắn, viết blog".

“Teencode” trong giới trẻ còn “độc”, “lạ” hơn đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền ảnh 2
“Teencode” trong giới trẻ còn “độc”, “lạ” hơn đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền ảnh 3 Trào lưu viết chữ bằng số rộ lên
Thuận Nguyễn cho rằng, việc giới trẻ “mã hóa" thành kí tự cũng là một loại viết tiếng Việt từng được giới trẻ sử dụng khá nhiều. Đặc biệt, trào lưu viết chữ bằng số rộ lên bắt nguồn từ bộ truyện tranh nổi tiếng Conan khi tác giả đã biến chữ “KID” (tên của siêu đạo trộm trong truyện) thành 1412 (14 = KI, 12 = D). 

Ngô Tùng, một teen sinh năm 2000 cho biết, việc nhắn tin bằng điện thoại di động giờ đây giới trẻ có có xu hướng viết tắt các từ, rút gọn câu, sử dụng tiếng lóng hoặc bỏ những chữ cái không cần thiết để tiết kiệm thời gian và thể hiện “đẳng cấp” teen.

Đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền: Đọc hơi "dị"

Theo Nguyễn Văn Tuấn, sinh viên trường ĐH Xây dựng cho biết, 10 năm trước cũng sử dụng “teencode” nhưng so với teencode bây giờ không đến mức “quá đà” như hiện nay. Tuấn cho rằng, teencode của thời nay còn “ghê” hơn trước, không đơn giản viết chữ tắt và còn có kiểu cho số vào thay hoàn toàn chữ viết.

Giải thích về kiểu viết cực kì “quái dị” của giới trẻ hiện nay, Tuấn cho rằng, tuổi teen là cái tuổi thích thể hiện bản thân, thích cái gì lạ, độc đi ngược lại với mọi người.

“Một phần cũng vì thích viết bằng thứ ngôn ngữ  mà chỉ tụi nó hiểu với nhau, nhìn lạ mắt nhưng người ngoài đọc thì không hiểu gì, hại não lắm ý”- Tuấn cho biết.

Còn với Văn Huân, Sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội cho rằng, việc đề xuất của PGS Bùi Hiền đối với teen không có gì là khó, vì bản thân nhiều bạn trẻ đã viết “mã hóa”, giản tiện hơn nhiều, thậm chí teen còn thích viết thế này.

Nhận định về sự hấp dẫn và tương lai của trào lưu này của giới trẻ, nick name có tên Thuận Nguyễn cho rằng, teencode không bao giờ mất, tại cứ đến độ tuổi teen là lại đua nhau dùng teen code nên cái văn hóa giới trẻ teencode thì không “lụi tàn” được.

Tuy nhiên, Thuận cho rằng, ai khi lớn lên cũng thấy cái teencode buồn cười, rồi thấy nó thật trẻ con nên không dùng nữa.

Nhưng khi đặt vấn đề có nên thay đổi chữ viết theo chữ của PGS Bùi Hiền, nhiều bạn khi được hỏi trẻ vẫn cho rằng, không nên thay đổi theo đề xuất này vì thấy khó viết, khó đọc.

“Theo cháu thì không nên thay đổi vì nhiều từ khi thay đổi cháu thấy đọc hơi dị. Nếu nhắn tin có thể viết kiểu mã hóa chứ liên quan đến cả việc học, văn bản trình bày thì cả một sự khó khăn”- Thuận chia sẻ.

"Teencode"- dạng ngôn ngữ chủ yếu là dùng những từ viết tắt, chữ cái thay thế (vd: h-k; o-0; i-j...). Với những ai không quen đọc và sử dụng sẽ gặp không ít khó khăn mỗi khi phải đọc các văn bản thuộc thể loại này.

MỚI - NÓNG