Teen thành phố làm nông dân

Teen lội bùn bắt cá
Teen lội bùn bắt cá
TP - Lội bùn bắt cá, tập cấy lúa, giã gạo, hái chè… là những công việc trong chương trình Trải nghiệm làm nông dân dành cho teen Hà Nội do Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh niên Hà Nội tổ chức.

> Lớn lên sau hai tuần
> Sinh viên tập làm lính cứu hoả

Teen lội bùn bắt cá
Teen lội bùn bắt cá.

Ngày cuối tuần, gần 200 teen Hà Nội dậy từ rất sớm chuẩn bị làm nông dân tại Trang trại đồng quê (Ba Vì).

Lần đầu tiên xuống bùn, nhiều bạn hét toáng lên vì sợ. Có bạn ngập ngừng không dám bước.

Nguyễn Hữu Phúc, lớp 6E2 trường Marie Curie chia sẻ cảm giác lần đầu tiên lội bùn hơi sợ nhưng được tự tay vồ cá nên rất thích. Cùng nhiều bạn khác, Phúc tham gia hái chè, bắt cá, tập cấy lúa, đổ thóc vào cối để xay. “Những việc này khó hơn trong tưởng tượng của em”, Phúc nói.

Sinh ra và lớn lên ở thành phố, Phúc chỉ biết hình ảnh người nông dân trên tivi khi gặt lúa. Trong ý nghĩ của em, chỉ có con trâu mới đi cày ruộng, còn bác nông dân chỉ ra đồng một lúc rồi về nghỉ ngơi với gia đình.

Hiểu giá trị lao động

Phan Thanh Hà, SN 2000, cho biết, ở nhà mẹ thường tập cho em làm những việc vặt như: nấu cơm, quét nhà, phơi quần áo. Khi trình bày về chuyến đi, mẹ có phần lo lắng nhưng sau đó đồng ý cho Hà tham gia vì muốn con hiểu giá trị của lao động.

Đặng Minh Hoàng, nhà ở Trung Hòa (Cầu Giấy) hiểu ra được nhiều điều sau một ngày lao động: “Từ nay em sẽ không ăn bỏ cơm thừa hay đòi bố mẹ mua nhiều món đồ chơi đắt tiền nữa”.

Khi hỏi, em có chia sẻ gì với người nông dân, Hoàng nói: Phải biết suy nghĩ trước một hành động nào đó; Ví dụ người nghèo chỉ có duy nhất một đôi dép không lành lặn, trong khi em nũng nịu lựa chọn quá nhiều.

So với bạn bè, Lưu Dương Vân Nhi khá nhút nhát nhưng khi cô giáo động viên, em đã vượt qua được chính mình để xuống bùn. Sau một ngày làm nông dân, Vân Nhi nói: “Em thấy thương những người nông dân và quý trọng hạt gạo ở mỗi bữa cơm hơn”.

Teen lội bùn bắt cá

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Thanh niên Hà Nội, cho biết, điểm nhấn của hoạt động là cho các em tự tay làm ra sản phẩm để hiểu giá trị của nó. Quà mà các bạn mang về cho cha mẹ cuối ngày là gói chè do chính các em tự tay đi hái, sao khô, đóng gói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG