Tay vợt Djokovic thắng kiện chính phủ Australia, có cơ hội dự Australia Open

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngôi sao quần vợt người Serbia, Novak Djokovic đã giành chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý chống lại việc bị trục xuất khỏi Australia.
Tay vợt Djokovic thắng kiện chính phủ Australia, có cơ hội dự Australia Open ảnh 1

Sau phiên toà kéo dài 5 tiếng sáng 10/1, thẩm phán Tòa án liên bang Anthony Kelly tuyên bố Novak Djokovic thắng kiện. Ông yêu cầu Chính phủ Australia trả tự do cho tay vợt 34 tuổi trong vòng 30 phút sau phiên điều trần, cũng như khôi phục lại thị thực mà họ đã hủy bỏ với lý do "Djokovic chưa được tiêm vắc-xin phòng COVID-19". Chính phủ Australia thua kiện và phải trả toàn bộ chi phí phiên tòa.

Phiên tòa ban đầu dự kiến diễn ra vào 6h00 sáng nay (giờ Việt Nam), tuy nhiên do trang web phát trực tuyến gặp sự cố kỹ thuật nên diễn ra muộn hơn so với dự kiến.

Sau khi xem xét đơn kháng cáo của Djokovic do đội ngũ pháp lý trình lên, thẩm phán Kelly cho biết đơn xin thị thực của tay vợt người Serbia đã bao gồm hồ sơ miễn trừ y tế, được thông qua bởi hội đồng y tế độc lập của chính quyền bang Victoria.

"Điểm mà tôi muốn nhấn mạnh là người đàn ông này có thể làm gì hơn nữa để được nhập cảnh?", thẩm phán Kelly tỏ ra thông cảm.

Ông Kelly phân tích: "Dựa vào tình trạng miễn trừ y tế này, người nộp đơn trong trường hợp này có thể xem không phải là bác sĩ chuyên khoa. Thật vô lý khi một người tự cấp miễn trừ y tế cho bản thân. Ở đây, một giáo sư và một bác sĩ đã cung cấp cho người này quyền miễn trừ y tế. Hồ sơ được phê duyệt bởi một ban hội thẩm do chính quyền Victoria thành lập. Thực tế này tương đối quan trọng, nhất là khi visa của người đàn ông này bị hủy".

Cuộc trao đổi giữa thẩm phán Kelly và luật sư Nicholas Wood của Djokovic trong phiên toà cũng tiết lộ các quan chức đã buộc tay vợt này phải tắt điện thoại từ nửa đêm đến khoảng 7 giờ sáng (theo giờ địa phương), khi quyết định hủy visa được đưa ra. Họ cũng từ chối để Djokovic liên lạc, nói chuyện với nhà tổ chức giải đấu Tennis Australia và các luật sư của mình cho đến 8h30 sáng. Djokovic đã không nhận được sự hỗ trợ nào, thay vào đó, anh bị đánh thức vào khoảng 6 giờ sáng, sau một giấc ngủ ngắn ngủi và đối mặt áp lực phải trả lời "vì sẽ tốt hơn nếu không sẽ bị trục xuất ngay lập tức".

Luật sư Wood khẳng định thân chủ đã làm mọi thứ cần thiết. Ông nói: "Djokovic đã cố hết sức để cung cấp tài liệu cho nhân viên ở sân bay Tullamarine. Cậu ấy đã cung cấp từ khi bắt đầu lên máy bay ở Dubai và họ đã để cậu ấy lên chiếc máy bay đó. Cậu ấy đã đánh dấu vào mọi ô trống cần thiết".

Trong khi đó, các luật sư của chính phủ liên bang, trong hồ sơ trình lên toà án, nói rằng việc bị mắc COVID-19 trong quá khứ không phải là lý do hợp lệ để Djokovic được miễn tiêm vắc-xin phòng COVID-19 nhập cảnh vào Australia.

“Không có gì được gọi là đảm bảo cho việc nhập cảnh. Quyền lực và trách nhiệm của Chính phủ trong việc xác định ai nhập cảnh là những thuộc tính cơ bản của chủ quyền đất nước", chính phủ Australia nêu rõ.

Christopher Tran, luật sư đại diện cho chính phủ Australia cho biết chính phủ nước này sẽ tuân thủ quyết định của thẩm phán. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Djokovic không phải là công dân Australia và không có quyền được đảm bảo nhập cảnh vào nước này. Ngay cả Djokovic thắng kiện, họ vẫn có quyền huỷ visa một lần nữa và trục xuất anh khỏi đất nước.

Djokovic đã bị Lực lượng Biên phòng Australia chặn lại ở sân bay Melbourne lúc 23h30 đêm 5/1 vì hồ sơ miễn trừ y tế không hợp lệ để có thể nhập cảnh. Anh bị giữ trong một căn phòng ở sân bay suốt gần 10 tiếng, với hai nhân viên an ninh bên ngoài. Sau đó, tay vợt số 1 thế giới được đưa về một khách sạn dành cho người nhập cư trái phép ở Melbourne để tạm trú trong thời gian chờ kháng cáo.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.