'Tẩy chay' trái cây Trung Quốc vì sợ độc

'Tẩy chay' trái cây Trung Quốc vì sợ độc
Trước thông tin trái cây Trung Quốc nhiễm độc và người bán gian lận xuất xứ hàng, các bà nội trợ quay về tìm các loại trái cây Việt như cam sành, củ đậu, ổi hay đu đủ...

'Tẩy chay' trái cây Trung Quốc vì sợ độc

> 'Mắc bẫy' trái cây Trung Quốc, vì sao?

Trước thông tin trái cây Trung Quốc nhiễm độc và người bán gian lận xuất xứ hàng, các bà nội trợ quay về tìm các loại trái cây Việt như cam sành, củ đậu, ổi hay đu đủ...

Trái cây không rõ nguồn gốc tràn ngập Hà Nội
Trái cây không rõ nguồn gốc tràn ngập Hà Nội.

Giờ tìm khắp Hà Nôi, theo lời chủ các gian hàng thì trái cây đều xuất xứ từ Thái Lan, Sa Pa, Đà Lạt, Ninh Thuận... Tìm mỏi mắt không thấy trái cây nào ghi xuất xứ từ Trung Quốc.

Tránh mác Trung Quốc

Dạo một vòng quanh các sạp bán hoa quả tại các chợ Hà Nội, dễ dàng nhận thấy các mặt hàng trái cây như táo, lê, dưa vàng chiếm vị trí khá khiêm tốn trong gian hàng.

Trên đường Vũ Thạnh là chợ cóc bán đấy trái cây, bà chủ hàng trái cây đon đả giới thiệu: “Nho đỏ Phan Rang ngọt lắm, mua nhiều chị lấy 40 nghìn đồng/kg”. Thấy thái độ lưỡng lự, người bán hàng này nói thêm: “Không phải nho Trung Quốc đâu, nho đó (Trung Quốc) ngâm hóa chất bóng nhẫy lên, ăn ngọt lịm. Đây em ăn thử xem…”.

Tại cửa hàng khác, cùng một loại nho như tôi vừa thấy, khi bóc vỏ trơn tuột, trong quả đầy hạt được giới thiệu là “nho Mỹ”, và được người bán hàng tại đây “hét” giá là 100 nghìn đồng/kg.

Không chỉ riêng nho “né” mác Trung Quốc, theo khảo sát của PV tại các cửa hàng hoa quả ở Hà Nội hiện nay không nơi nào bán nhãn hàng Trung Quốc. Vào một cửa hàng lớn trên đường Láng, tôi hỏi mua lê Trung Quốc thì người bán hàng tỏ thái độ cáu gắt: “Định làm gì mà hỏi đồ Trung Quốc, đây chỉ toàn bán hàng nhập khẩu thôi".

Tại một nơi khác, với câu hỏi tương tự với trái đào người bán hàng cho hay: “Đào Trung Quốc phun thuốc chống chín, chống thối độc lắm, giờ ai dám bán. Đào Sa Pa đó em, ăn ngọt lắm. Chị bán hàng Việt với hàng nhập từ Thái Lan, Úc, Mỹ giá đắt hơn nhưng không có phun hay ủ thuốc gì hết. Trái cây hàng chị toàn chín tự nhiên thôi, thơm và ngọt lắm…”

Lo ngại nguồn gốc trái cây, hàng rong bán ổi, củ đậu, cam sành đắt hàng
Lo ngại nguồn gốc trái cây, hàng rong bán ổi, củ đậu, cam sành đắt hàng.

Hàng rong đắt hàng

Trái ngược với không khí tương đối vắng vẻ của các cửa hàng hoa quả né mác Trung Quốc thì hàng rong trong vài tuần trở lại đây là tương đối đắt khách. Tại góc nhỏ trên đường Nguyễn An Ninh, Vũ Thạnh, Tôn Thất Tùng tan ca chiều có cả chục xe hàng rong đứng bán tràn trên vỉa hè tràn ra đường.

Các xe hàng này chỉ bán trái cây Việt như sầu riêng, bưởi, cam sành, đu đủ, củ đâu…Trái với tâm lý lo ngại tại các cửa hàng lớn, khách mua thường hỏi xuất xứ hàng thì với hàng rong người mua thường chỉ hỏi giá.

Chị Lan, bán hàng rong trên đường Nguyễn An Ninh vừa cân hàng cho khách vừa bấm điện thoại đặt thêm hàng chục cân củ đậu để lấy kịp hàng cho ngày mai. Hôm nay, riêng củ đậu chỉ bán hết veo gần hai sọt hàng, chưa kể cam sành hay bưởi cũng đắt hàng không kém.

“Không hiểu sao, hơn một tháng trở lại đây hàng bán nhanh hơn. Bình thường với mặt hàng để được lâu như củ đậu hay bưởi cũng không dám lấy nhiều vì sợ bán không hết thì chở về nặng. Cả tuần nay, trưa phải gọi người chở thêm hàng đến kịp hàng bán buổi chiều”, chị Lan nói.

Một người mua hàng đang lựa cam sành góp thêm vào câu chuyện, theo chị ngày trước chị thương mua trái cây ở các cửa hàng lớn hay siêu thị nhưng giờ không thể phân biệt được xuất xứ trái cây nên tìm về hàng rong.

“Như củ đậu thì tôi yên tâm, còn lại bưởi hay cam sành thì gắng chọn quả nào vỏ dày, xấu xấu chút để phòng nếu có phun hoặc ủ hóa chất thì vỏ dài cũng hạn chế được phần nào…”, người bán hàng này nói.

Theo Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.