‘Tay chân’ của ông Chu Vĩnh Khang bị triệt

‘Tay chân’ của ông Chu Vĩnh Khang bị triệt
Nhiều quan chức thuộc “3 căn cứ địa” của ông Chu Vĩnh Khang - dầu khí, cảnh sát và giới chính trị Tứ Xuyên - đang bị điều tra

‘Tay chân’ của ông Chu Vĩnh Khang bị triệt

> Chu Vĩnh Khang bị bắt về tội tham nhũng

> Rộ tin đồn Chu Vĩnh Khang âm mưu ám sát ông Tập Cận Bình

Nhiều quan chức thuộc “3 căn cứ địa” của ông Chu Vĩnh Khang - dầu khí, cảnh sát và giới chính trị Tứ Xuyên - đang bị điều tra

Ông Lý Sùng Hy (x), quan chức cấp cao của tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc, đang bị điều tra Ảnh: CNS
Ông Lý Sùng Hy (x), quan chức cấp cao của tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc, đang bị điều tra Ảnh: CNS.
 

Ông Lý Sùng Hy, chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên, là quan chức cấp cao thứ ba tại tỉnh này bị điều tra trong năm nay. Đáng chú ý, ông Lý là cựu cố vấn của ông Chu Vĩnh Khang - cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ba phụ tá của ông Chu bị điều tra

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc hôm 29/12 cho biết ông Lý bị điều tra do “các vi phạm nghiêm trọng về luật pháp và kỷ luật đảng”, một cụm từ ám chỉ tội danh tham nhũng. Tờ Tin tức Bắc Kinh dẫn lời một quan chức nghỉ hưu cho biết bên ngoài nhà ông Lý có trồng cây kiểng trị giá hơn 100.000 nhân dân tệ (khoảng 350 triệu đồng).

Ông này cũng bị cáo buộc nhận nhiều lợi lộc từ một doanh nhân địa phương, trong đó có việc sửa sang căn biệt thự ở Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên. Trong khi đó, một nguồn tin thân cận với các quan chức Tứ Xuyên cho biết ông Lý bị điều tra vì có liên quan đến giao dịch của các công ty khai thác khoáng sản.

Ông Lý đã có hơn 30 năm công tác tại Tứ Xuyên, là một trong những quan chức có quan hệ rộng rãi nhất tỉnh. Ông đặc biệt thân thiết với ông Chu Vĩnh Khang và đây có thể là một trong những nguyên nhân đẩy ông vào tầm ngắm.

Hai cựu quan chức khác tại Tứ Xuyên cũng bị điều tra là Quách Vĩnh Tường, cựu phó chủ tịch tỉnh và Lý Xuân Thành, cựu phó bí thư tỉnh ủy.

Trước đó, 2 người thân tín khác của ông Chu Vĩnh Khang là cựu giám đốc Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản công Tưởng Khiết Mẫn, Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh cũng bị điều tra tham nhũng. Nhà phân tích Chương Lập Phàm cho biết nhiều quan chức đang bị điều tra từng hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, cảnh sát và giới chính trị Tứ Xuyên - “3 căn cứ địa” của ông Chu.

Chỉnh đốn hình ảnh quan chức

Hôm 27/12, hơn 500 đại biểu HĐND tại tỉnh Hồ Nam bị bãi nhiệm hoặc từ chức vì dính líu tới việc đưa và nhận hối lộ để gian lận kết quả bầu cử HĐND TP Hoành Dương từ ngày 28/12/2012 đến 3/1/2013. Cơ quan Kiểm tra Kỷ luật đảng tỉnh Hồ Nam đã ra lệnh điều tra 431 đảng viên và quan chức chính quyền tình nghi liên quan tới bê bối này.

Theo điều tra ban đầu, có 56/76 quan chức ở Hoành Dương được bầu nhờ đã đút lót với tổng số tiền lên đến 110 triệu nhân dân tệ (18,12 triệu USD). Viện Kiểm sát Nhân dân Hoành Dương cho biết 56 quan chức này đã bị cách chức.

Bên cạnh việc mạnh tay với quan tham, Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây ban hành nhiều quy định nhằm chỉnh đốn hình ảnh quan chức. Mới nhất là thông tư cấm quan chức hút thuốc lá tại trường học, bệnh viện, các địa điểm thể thao, phương tiện giao thông công cộng và tất cả những nơi cấm hút thuốc lá. Ngoài ra, việc dùng công quỹ mua thuốc lá cũng bị cấm tiệt.

Theo Huệ Bình
Người lao động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.