Tàu sân bay Mỹ - Uy lực 'quốc thổ' trên đại dương

Tàu sân bay Mỹ - Uy lực 'quốc thổ' trên đại dương
TPO - Sức mạnh của các nhóm xung kích đã nổi tiếng trên thế giới và vì thế chỉ cần chúng hiện diện ở một khu vực nào đó là có thể làm cho tình hình trong khu vực này thay đổi rõ rệt.

Tàu sân bay Mỹ - Uy lực 'quốc thổ' trên đại dương

> Điểm mặt nhóm hộ tống tàu sân bay Trung Quốc

> Đối đầu Triều Tiên, thực lực Hàn Quốc ra sao? 

TPO - Sức mạnh của các nhóm xung kích đã nổi tiếng trên thế giới và vì thế chỉ cần chúng hiện diện ở một khu vực nào đó là có thể làm cho tình hình trong khu vực này thay đổi rõ rệt.

Trong suốt nhiều thập niên qua chiến lược hải quân của Mỹ được xây dựng dựa trên việc sử dụng các nhóm không quân xung kích. Các binh đoàn bao gồm tàu sân bay cùng với nhóm không quân, các tuần dương hạm mang tên lửa và các tàu khu trục, các tàu ngầm đa năng và các tàu bổ trợ có khả năng cơ động một cách tương đối nhanh chóng tới khu vực cần thiết và thực hiện tại đó các nhiệm vụ tiến công.

Tàu sân bay Mỹ - Uy lực 'quốc thổ' trên đại dương ảnh 1
 

Trong suốt nhiều thập niên qua chiến lược hải quân của Mỹ được xây dựng dựa trên việc sử dụng các nhóm không quân xung kích. Các binh đoàn bao gồm tàu sân bay cùng với nhóm không quân, các tuần dương hạm mang tên lửa và các tàu khu trục, các tàu ngầm đa năng và các tàu bổ trợ có khả năng cơ động một cách tương đối nhanh chóng tới khu vực cần thiết và thực hiện tại đó các nhiệm vụ tiến công.

Thành phần biên chế cho phép nhóm không quân xung kích hoạt động ở rất xa căn cứ, đồng thời thực hiện nhiệm vụ chiến đấu một cách có hiệu quả. Nhóm không quân xung kích được sử dụng tích cực từ thời Chiến tranh thế giới thứ II và đã không ít lần chứng tỏ lợi thế và tính hiệu quả của mình. Hơn nữa trong các nhóm gần gũi với giới quân sự lan truyền một ý kiến, mà theo đó các tàu sân bay và những nhóm tàu có tàu sân bay trong thành phần biên chế, không đáp ứng được các đòi hỏi của thời gian lâu hơn nữa.

Các bài báo và luận đàm xuất hiện với tần suất lớn, trong đó các tàu sân bay được nghiên cứu từ các bên khác nhau và những kết luận tương ứng được rút ra. Tất nhiên những người ủng hộ và những người phản đối loại tàu này đều tìm thấy trên cơ sở thực tế những luận cứ có lợi cho quan điểm của mình. Vì vậy trong tương lai gần tranh cãi không những chẳng kết thúc mà còn mạnh mẽ hơn. Hãy thử nghiên cứu ý kiến các bên và rút ra những kết luận của mình về tương lai của các tàu sân bay trong thực trạng hiện nay của chúng.

Công cụ răn đe

Luận cứ chính có lợi cho các nhóm không quân xung kích nói chung và các tàu sân bay nói riêng là những binh đoàn như thế đã qua nhiều năm sử dụng có hiệu quả. Những nhóm không quân đã tham gia nhiều cuộc xung đột vũ trang và hầu như luôn luôn chứng tỏ hiệu quả cao trong chiến đấu. Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của vũ khí có điều khiển, lợi thế của các nhóm không quân càng tăng lên, bởi vì đã xuất hiện khả năng công kích các mục tiêu không chỉ bằng vũ khí của không quân, mà bằng cả tên lửa hành trình được phóng đi từ các tuần dương hạm và các tàu khu trục.

Nếu có lỡ quên lịch sử sử dụng các tàu sân bay và các chiến hạm khác trong thành phần biên chế của các nhóm không quân xung kích trong chiến đấu thì cũng không khó để nhận thấy rằng, ưu thế chủ yếu của những liên binh đoàn như thế là sự đa năng của chúng. Một nhóm gồm một số chiến hạm các loại khác nhau có khả năng tự bảo vệ mình trước đòn tập kích của tên lửa hoặc không quân đối phương với sự góp sức của tên lửa hoặc pháo phòng không, đồng thời cùng với các loại hỏa lực này tiến công địch bằng chính vũ khí của mình. Các tuần dương hạm và khu trục hạm trong trường hợp như thế sử dụng pháo đối hạm hoặc tên lửa chống ngầm, còn tàu sân bay bảo đảm hoạt động của các máy bay công kích.

Cần phải đặc biệt chú ý tới vai trò của tàu sân bay trong thành phần biên chế của các nhóm không quân xung kích. Trên thực tế một tàu sân bay hiện đại kiểu như tàu “Nimitz” (kiểu tàu duy nhất thuộc lớp này đang sử dụng hiện nay) là một sân bay nổi cùng với nhóm không quân có khả năng thực hiện rất nhiều nhiệm vụ. Trước hết đó là không chiến và công kích các mục tiêu trên mặt đất, để làm được điều này trên tàu kiểu “Nimitz” có 3 phi đội máy bay tiêm kích-bom F/A-18 Hornet.

Vì tàu không thể hiệp đồng nhiệm vụ chiến đấu của các máy bay ở cự ly xa một cách đầy đủ, nên trong thành phần biên chế của nhóm không quân còn có 4 máy bay tìm kiếm ra đa tầm xa E-2 Hawkeye và các máy bay đấu tranh điện tử EA-6A Prowler. Cuối cùng để chuyên chở người và hàng hóa trên các tàu sân bay có một số máy bay vận tải và trực thăng. Như vậy, các máy bay của tàu sân bay có khả năng độc lập thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến đấu, điều này đảm bảo cho tàu hoặc binh đoàn tàu sự linh hoạt cao trong sử dụng.

Tuy nhiên, các tàu sân bay của Mỹ hiện nay không thể tự phòng vệ cho mình trước các chiến hạm hoặc tàu ngầm của đối phương. Vì thế trong thành phần biên chế của nhóm không quân xung kích có một số lượng nhỏ tàu chiến được trang bị vũ khí đối hạm, chống ngầm và phòng không. Nhân tố này nâng cao đáng kể khả năng chiến đấu của cả nhóm xung kích.

Sức mạnh tiến công và sự đa năng của nhóm không quân xung kích kết hợp với khả năng cơ động cho phép sử dụng chúng không chỉ vào các mục đích quân sự. Sức mạnh của các nhóm xung kích đã nổi tiếng trên thế giới và vì thế chỉ cần chúng vắng bóng ở một khu vực nào đó là có thể làm cho tình hình trong khu vực này thay đổi rõ rệt. Đây là cái được gọi là phát xạ sức mạnh, có thể đơn giản như phô trương sự có mặt của Mỹ trong khu vực, cũng như tạo ra áp lực tâm lý hoặc chính trị lên các nước bản địa. Như vậy, các nhóm không quân xung kích còn là công cụ chính trị-ngoại giao.

Rốt cuộc các tàu sân bay và các nhóm không quân xung kích chứng tỏ là một công cụ chính trị-quân sự đa năng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Qua ví dụ về các cuộc xung đột quân sự những năm gần đây có thể nghiên cứu sơ đồ hoạt động của nhóm không quân xung kích đã trở thành truyền thống. Khi tình hình quốc tế ở một khu vực nào đó trở nên căng thẳng, các chiến hạm của Mỹ kéo tới đó và chỉ cần bằng sự hiện diện đã đủ để chứng tỏ sự nghiêm túc trong các ý đồ của nước mình. Nếu tình hình không thay đổi trong một thời gian dài, một nhóm có thể thay phiên cho nhóm khác. Đồng thời, trên thực tế sự thường trực của các chiến hạm trong khu vực được bảo đảm liên tục.

Nếu như vụ việc dẫn tới đối đầu vũ trang, thì các tuần dương hạm và khu trục hạm của nhóm xung kích công kích những mục tiêu trên mặt đất và mặt biển của đối phương với sự giúp sức của tên lửa có điều khiển , còn tàu sân bay thì bảo đảm hoạt động chiến đấu cho các máy bay của mình: tiêm kích-bom, các máy bay tìm kiếm tầm xa…Kết quả là bằng những nỗ lực chung nhóm không quân xung kích có thể tiêu diệt các lực lượng của địch trong bán kính vài trăm ki lô mét tính từ nơi bố trí của mình. Nhờ các đặc điểm địa lý của hành tinh, các tàu sân bay và những chiến hạm khác có khả năng thực hành tiến công vào phần lớn lục địa.

Trong giai đoạn sắp tới Lầu năm góc có kế hoạch phát triển các máy bay trên boong, đồng thời tích cực nghiên cứu theo hướng chế tạo các máy bay tiêm kích-bom không người lái. Theo kỳ vọng những hệ thống như vậy sẽ ảnh hưởng tốt tới những khả năng chiến đấu của các chiến hạm và nhóm không quân xung kích. Trước hết là nói tới mặt kinh tế. Khí tài bay không người lái có giá thành rẻ hơn nhiều so với máy bay có người lái có cùng công năng. Đồng thời, nó không tránh khỏi những nhược điểm. Vấn đề cơ bản là tìm ra mức độ cân bằng giữa ưu thế và nhược điểm. Khi đó các máy bay không người lái trên boong có khả năng nếu không thay thế toàn phần thì ít nhất cũng cạnh tranh được với những “người bạn đồng liêu” có người lái của mình trên tàu và bằng chính điều này cải thiện khía cạnh tài chính của nhóm không quân xung kích về đại cục.

Tàu sân bay Mỹ - Uy lực 'quốc thổ' trên đại dương ảnh 2
 

Siêu đắt đỏ

Các lập luận phản đối tàu sân bay và nhóm không quân xung kích về đại thể rất đa dạng, nhưng chủ yếu đều xuất phát từ một điểm chung mà thôi, đó là tiền. G.Hendricx- một trong số những người chủ yếu phê bình quan niệm về tàu sân bay hiện nay cho rằng chi phí của việc sử dụng các tàu sân bay hiện có và giá thành đóng mới chúng cao đến mức không thể chấp nhận được. Ví dụ, việc sử dụng một nhóm không quân xung kích, có trong thành phần biên chế: Một tàu sân bay, 5 tuần dương hạm và tàu khu trục, một tàu ngầm nguyên tử đa năng, gần 80 máy bay và trực thăng, với quân số khoảng chừng 6.700-6.800 người tiêu tốn 6,5 triệu USD một ngày. Toàn bộ lực lượng hải quân Mỹ hiện nay tính ra có 10 nhóm không quân xung kích, bên cạnh đó nếu thành phần biên chế chính xác của chúng như kết quả điều tra, thì cái giá của việc sử dụng sẽ khác với những gì mà G.Hendricx đã dẫn ra.

Đến năm 2015 các lực lượng hải quân của Mỹ cần phải nhận được tàu sân bay mới kiểu Gerald R. Ford. Con tàu đầu đàn, vinh dự mang tên dự án sẽ ngốn của những người đóng thuế Mỹ 13,5 tỉ USD. Như vậy, giá thành của một tàu sân bay mới gần như gấp đôi giá thành của một tàu sân bay trước đây. US George H.W Bush (CVN-77) có giá gần 7 tỉ. Trong vòng 10 năm tới có kế hoạch đưa vào sử dụng thêm 2 tàu sân bay kiểu “Gerald R. Ford”: US John F.Kenedy và USS Enterprise. Theo kế hoạch hiện nay, việc đóng 3 con tàu, tổng hợp chung sẽ có giá thành khoảng 42 tỉ đô la. Dễ dàng tính được là với số tiền này đã có thể đóng ngay được 6 chiếc “George Bush”.

Lập luận thứ hai của những người phản đối tàu sân bay liên quan tới tương quan giữa giá thành và hiệu quả kém. Chẳng hạn như bệ phóng hơi của các tàu sân bay Mỹ hiện nay cho phép thực hiện tới 120 lần cất cánh của máy bay trong 1 ngày đêm. Tàu sân bay mới “Gerald R. Ford” được trang bị các máy phóng điện từ có thể đảm bảo “tốc độ phóng” bình thường ở mức 160 lần cất cánh trong một ngày đêm. Như vậy với số lượng máy phóng ngang nhau thì các tàu sân bay mới có thể chỉ bảo đảm được tỉ lệ tăng 30% cường độ xuất kích. Hiệu quả của hoạt động chiến đấu trong trường hợp này có lẽ là tăng theo tỉ lệ tương ứng, nhưng mà trong những năm sắp tới máy bay tiến công chủ yếu của của các tàu sân bay sẽ vẫn là F/A-18. Như vậy, việc tăng giá lên 2 lần có kết quả thấp chỉ ở bình diện chiến thuật.

Đáng chú ý là, ngay cả việc sử dụng các máy bay tiêm kích-bom trên tàu để thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu cũng bị chỉ trích. G.Hendricx dẫn ra những con số sau: Chu trình sống đầy đủ của mỗi chiếc F/A-18 trong số khoảng 1.000 chiếc hiện có trong lực lượng hải quân tiêu tốn khoảng 115-120 triệu USD (50 triệu là riêng giá máy bay cộng với chi phí bảo dưỡng, đào tạo phi công và thành phần kỹ thuật…). Trong 10 năm vừa qua tất cả các máy bay của hải quân Mỹ đã tiêu hao gần 16.000 quả tên lửa và bom. Bằng những phép tính không quá phức tạp có thể làm rõ được là, mỗi máy bay ném cả thảy 1,5-1,6 cơ số bom đạn qui định trong 1 năm và mỗi phi vụ bắn phá như vậy có giá tổng thành là hơn 7 triệu đô la.

Tàu sân bay Mỹ - Uy lực 'quốc thổ' trên đại dương ảnh 3
 

Các tên lửa hành trình đang được đề xuất sử dụng thay thế cho các máy bay trong hạm đội xung kích như vậy. Những phiên bản tên lửa họ Tô ma hốc gần đây với một vài bổ sung có khả năng thực hiện những nhiệm vụ giống hệt như máy bay thường thực hiện, nhưng chi phí thấp hơn nhiều. Sử dụng một tên lửa Tomahaw tốn nhiều nhất khoảng 2,5-3 triệu USD, và điều này rẻ hơn nhiều so với một tên lửa hoặc một quả bom có tổng giá thành 7 triệu USD.

Về phòng không, đối hạm và chống ngầm thì các tuần dương hạm, hoặc tàu khu trục hiện nay của Mỹ hoàn toàn có đủ khả năng tiến hành phòng thủ độc lập. Trong trường hợp bất đắc dĩ, như những người phản đối tàu sân bay đề xuất, có thể tăng cường cho binh đoàn xung kích một tàu ngầm nguyên tử đa năng. Và ngay cả với thành phần biên chế như thế việc đóng và sử dụng nhóm chiến hạm xung kích sẽ có giá thấp hơn vài lần so với trường hợp của nhóm không quân xung kích hiện nay.

Mỹ tiếp tục 'thống trị' đại dương

Khó có thể nói, ai đúng, những người ủng hộ hay những người phản đối tàu sân bay. Nhìn thoáng qua thì các luận cứ của cả 2 phía đều lôgic và có cơ sở. Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi vì các tàu sân bay cũng như bất cứ đồ vật gì đều có những ưu điểm và những khiếm khuyết của mình. Vì vậy, cả người ủng hộ cũng như người phản đối vẫn phải tìm kiếm các dẫn chứng phù hợp với quan điểm của họ.

Dẫu sao lập trường của cả 2 bên đều tốt, bởi vì điều này giúp cho người quan sát bên ngoài và cả Tổng tư lệnh tối cao của hải quân Mỹ hình thành ý kiến riêng của mình và đi tới một quyết định nào đó. Quyết định này, dường như, sẽ không có lợi cho những người phê phán tàu sân bay và nhóm không quân xung kích. Sự thể là, bên cạnh tất cả những khiếm khuyết của mình các tàu sân bay có hàng loạt ưu điểm đặc trưng mà không một lớp chiến hạm nào có được. Trước hết, đó là các máy bay. Công kích các mục tiêu nhờ việc sử dụng máy bay trên boong kết quả là đắt hơn nhiều nếu so với các phương pháp thay thế. Tuy nhiên máy bay có ưu thế lớn hơn so với tên lửa hành trình. Nó được phi công điều khiển và vì vậy có thể hoạt động phù hợp với tình hình thay đổi. Trong trường hợp với tên lửa hành trình sự biến hóa của mục tiêu, hủy bỏ công kích hoặc đột phá phòng không hầu như luôn luôn liên quan tới việc tăng tiêu hao đạn dược.

Tất nhiên, trong một số tình huống việc sử dụng tên lửa có điều khiển, bố trí trên các chiến hạm sẽ thuận tiện và sáng suốt hơn nhiều, nhưng trong trường hợp chi viện trực tiếp cho các binh đoàn trên bộ hoặc các chiến dịch khác tương tự thì máy bay là “công cụ” duy nhất có thể chấp nhận được. Trên bình diện kỹ thuật không quân cũng cần phải nhớ đến các máy bay tìm kiếm ra đa tầm xa và đấu tranh điện tử. Chúng làm tăng đáng kể bán kính hoạt động và khả năng chiến đấu của nhóm chiến hạm, nhưng theo ấn định thì cần phải có căn cứ ở dạng tàu sân bay cho chúng. Về mặt lý thuyết có thể thay thế các máy bay E-2 Hawkeye bằng các trực thăng chuyên dụng được bổ sung, thay thế trang thiết bị. Nhưng việc chế tạo như vậy sẽ kéo theo sau nó những chi phí bổ sung khổng lồ, không có cách nào tiết kiệm được tiền bạc.

Cuối cùng là hợp phần chính trị. Nhóm không quân xung kích tập hợp trong đó các chiến hạm một số lớp và vì vậy tạo ra ấn tượng mạnh. Như đã nói, chỉ với sự xuất hiện nhóm không quân xung kích ở một khu vực sẽ dẫn tới những ý kiến tương ứng của các nhà nghiên cứu chính trị. Trong vài thập niên các nhóm không quân đã trở thành một công cụ tiện lợi khai thác ảnh hưởng từ các nước thứ ba tới mức độ để họ tin rằng, không đáng phải cự tuyệt chúng. Có lẽ, các binh đoàn tuần dương hạm và tàu khu trục cũng có thể được gọi là phương tiện phát xạ sức mạnh, nhưng trong những điều kiện hiện nay mưu toan sắp đặt lại một hệ thống đã hình thành sẽ không thể biện minh được. Nhóm không quân xung kích từ lâu đã chứng tỏ vị thế của mình, và các kiểu nhóm xung kích khác sẽ cần phải thể hiện các khả năng và chứng minh sự quan trọng thiết yếu của mình.

Bàn luận về tương lai của các tàu sân bay bất giác nhớ tới một nguyên tắc nổi tiếng “nó đang làm việc - đừng đụng vào”. Các lực lượng hải quân Mỹ hiện có một hệ thống với 10 nhóm không quân xung kích đang thực hiện những nhiệm vụ mà chúng được giao và đã hơn một lần cho thấy sự quan trọng thiết yếu của mình. Vì thế chính xác là không đáng phải chờ đợi sự chối bỏ hoàn toàn các nhóm không quân xung kích nói chung, và các tàu sân bay nói riêng. Trước hết vì một nguyên nhân là, bước đi như thế đòi hỏi phải xây dựng lại một cách đáng kể những quan điểm đối với việc tiến hành chiến tranh hiện nay. Trong khi đó, tình trạng kinh tế của nước Mỹ đang ám chỉ một cách lộ liễu về khả năng rút gọn các nhóm không quân.

Nếu có sự cắt giảm như thế, thì lẽ nào lại là cắt giảm hàng loạt. Nhóm không quân xung kích là sức mạnh tiến công chủ yếu của hạm đội Mỹ và sẽ không ai cho phép cắt giảm tiềm lực chiến đấu của nó. Hiện nay 10 tàu sân bay hiện có của Mỹ được phân bổ cho 10 nhóm xung kích, không kể nhóm huấn luyện-chiến đấu số 4, mà ở đó hiện nay không có một con tàu nào với nhóm không quân. Sáu nhóm không quân xung kích phục vụ trong thành phần biên chế của hạm đội Đại Tây Dương, các nhóm còn lại- ở hạm đội Thái Bình Dương.

Đồng thời cần phải nhớ rằng, nhóm không quân xung kích số 14 cũng không có tàu sân bay. Như vậy, bấy kỳ sự cắt giảm nào của các nhóm không quân xung kích thuộc hạm đội Đại tây dương cũng đánh mạnh vào tiềm lực phòng thủ của nó, và cũng chính những hành động đó đối với hạm đội Thái Bình Dương sẽ chỉ làm giảm một cách rõ ràng các khả năng của nó. Vì thế những người phản đối tàu sân bay có thể hy vọng vào việc cắt giảm chỉ một hoặc hai nhóm không quân xung kích, chứ không thể nhiều hơn.

Nhìn chung, hiện nay ở Lầu Năm Góc số người ủng hộ tàu sân bay nhiều hơn là số phản đối. Vì vậy ngay cả trong các điều kiện tiết giảm đáng kể ngân sách quân sự thì sức mạnh của lực lượng hải quân Mỹ vẫn như trước đây sẽ được duy trì ở các nhóm không quân xung kích. Những người phản đối chiến lược này về phần mình sẽ tiếp tục giữ vững lập trường cũ và trong tương lai gần những cuộc tranh luận sẽ không lắng xuống. Ai mà biết được những cuộc tranh cãi này sẽ kết thúc ra sao. Có lẽ dự án các tàu sân bay tiếp sau “Gerald R. Ford” sẽ không còn những khiếm khuyết đặc trưng của những con tàu trước nó và đồng thời vượt xa chúng về các khả năng chiến đấu. Nhưng việc đóng những con tàu này sẽ chỉ bắt đầu không thể sớm hơn cuối thập niên này.

Thời hạn phục vụ ước tính (50 năm) của con tàu cũ nhất trong số những tàu sân bay hiện có US Nimitz (CVN-68) chỉ kết thúc vào giữa thập niên 20, sau khi đưa vào sử dụng (kỳ vọng) chiếc cuối cùng trong số những con tàu kiểu“Ford” đã dự kiến-tàu “Enterprise” mới. Vì vậy ở Bộ tư lệnh hải quân Mỹ hãy còn chưa đủ thời gian để phân tích một cách có cân nhắc hoàn cảnh hiện thời, các triển vọng và tầm quan trọng thiết yếu. Việc phân tích này sẽ kết thúc thế nào? Giờ đây hãy còn quá sớm để nói về điều này. Lúc này chỉ có thể khẳng định một cách chắc chắn về việc các tàu sân bay và các nhóm không quân xung kích sẽ được giữ nguyên.

Đỗ Ngọc Inh

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG