Tập trung giải quyết những điểm 'nghẽn' ngành công thương

Theo Bộ Công Thương, năm 2018 sẽ tập trung vào các FTA chất lượng, giải quyết các điểm nghẽn xuất khẩu để thúc đẩy phát triển.
Theo Bộ Công Thương, năm 2018 sẽ tập trung vào các FTA chất lượng, giải quyết các điểm nghẽn xuất khẩu để thúc đẩy phát triển.
TPO - Trong báo cáo tổng kế năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 vừa được Bộ Công Thương hoàn tất, lãnh đạo bộ này đã xác định sẽ phải thực hiện 9 đầu việc lớn để thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Tiếp tục cắt giảm điều kiện kinh doanh

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2017 có những nỗ lực, cố gắng to lớn nhưng ngành cũng bộc lộ những điểm hạn chế, yếu kém nội tại trong phát triển. Cụ thể, ngành công thương sẽ phải tái cơ cấu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao được sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn chậm. Năng suất lao động bình quân trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn ở mức thấp hơn so với toàn nền kinh tế.

Xuất khẩu dù đạt kỷ lục nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhóm các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo với giá trị gia tăng cao vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp FDI chiếm lĩnh.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, bước vào năm 2018, xác định những khó khăn, thử thách là rất lớn, song thuận lợi có được cũng hết sức căn bản cho phát triển của ngành Công Thương.

Để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội, Chính phủ giao cho năm 2018, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung đi thẳng vào giải quyết những vấn đề được coi là điểm nghẽn, là hạn chế trong phát triển của ngành như đã nêu trên, đồng thời phát huy những thuận lợi, những kết quả tích cực đã đạt được trong những năm vừa qua để tạo bước phát triển mới. Trong đó, Bộ Công Thương xác định năm 2018 sẽ tập trung vào 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Theo đó, bộ này sẽ tiếp tục tập trung vào xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, khơi dậy các nguồn lực phục vụ phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Gắn với đó là việc tiếp tục cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến của ngành Công Thương.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, bộ xác định đây tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, có ý nghĩa quyết định trong quá trình đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả nhà nước trong các lĩnh vực được Chính phủ giao cho Bộ Công Thương. Theo đó, Bộ Công Thương đã rà soát, nghiên cứu và chính thức ban hành Chương trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật của Bộ năm 2018 với tổng số 49 văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm 9 Nghị định, 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 39 Thông tư.

Cùng với đó, kế hoạch cắt giảm điều kiện kinh doanh và đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng đã được rà soát, xác định yêu cầu mục tiêu cho năm 2018 tiếp tục cắt giảm và đơn giản hóa 43 thủ tục hành chính (trong tổng số 452 thủ tục hành chính hiện có của Bộ Công Thương); nâng cấp mức độ các dịch vụ công trực tuyến của bộ bảo đảm mục tiêu đến hết năm 2018 sẽ có 170/298 dịch vụ (chiếm 57%) được thực hiện ở cấp độ 3 và 4.

Đẩy mạnh tái cơ cấu

Một nhiệm vụ lớn khác sẽ được Bộ Công Thương thực hiện trong năm nay là đẩy nhanh quá trình thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu trong ngành Công Thương theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gắn với triển khai mạnh mẽ và thực chất cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư trong các lĩnh vực hoạt động của ngành Công Thương, trong đó xác định trọng tâm tái cơ cấu trong giai đoạn tiếp theo phải được đẩy nhanh thực hiện trên nguyên tắc chất lượng, lấy tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của đầu tư, khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu làm tiêu chí cho quá trình này.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tập trung để tính toán, cân đối lại bài toán năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong dài hạn và trong bối cảnh, điều kiện mới. Đặc biệt là vấn đề về cơ cấu năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo trong phát triển điện năng; tìm kiếm và khai thác dầu khí, than đá...

”Bộ Công Thương sẽ tập trung hoàn thành việc xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém của các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành, bảo đảm đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém ở các dự án này theo đúng lộ trình và phương án xử lý đã được phê duyệt”, Bộ Công Thương cho hay.

Một nhiệm vụ quan trọng khác cũng được Bộ Công Thương quyết tâm thực hiện chính là tập trung xử lý một cách căn bản hơn các vấn đề về xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường ngoài nước. Theo đó, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung mạnh vào đổi mới, nâng cao hiệu quả của cơ chế phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp để tạo sự kết nối, phối hợp đồng bộ hơn trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế như vượt qua các rào cản thương mại, kiểm dịch động thực vật, các vấn đề về chống trợ cấp, chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với đó là thay đổi một cách căn bản hơn công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương cũng xác định, cùng với việc tập trung khai thác tốt các FTAs đã hoàn thành đàm phán, ký kết và đi vào có hiệu lực, sẽ phải tính toán lại chiến lược đàm phán các FTAs tiếp theo để bảo đảm lợi ích cao hơn cho đất nước trong bối cảnh mới. Theo đó, sẽ đi vào các FTA song phương với các thị trường ngách mà ta có nhiều lợi thế..

Tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường

Với thị trường trong nước, Bộ Công Thương xác định sẽ nhanh chóng tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường theo mô hình mới gắn với thay đổi phương thức hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn cả nước. Coi đây là biện pháp để tạo bước chuyển quan trọng trong công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại. Qua đó, tạo lập môi trường lành mạnh, công bằng cho sản xuất và kinh doanh trong nước, trực tiếp góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

”Sẽ tổ chức triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tạo sự chuyển biến căn bản và bền vững hơn cho khu vực thị trường trong nước, làm trụ đỡ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo”, Bộ Công Thương cho hay.

Việc tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành Công Thương một cách thực chất, thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp cũng được coi là nhiệm vụ lớn của ngành trong năm nay. “Bộ Công Thương xác định năm 2018 sẽ là năm có ý nghĩa bước ngoặt quan trọng trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Với tinh thần đổi mới, hành động, Bộ Công Thương cam kết với Thủ tướng Chính phủ sẽ nỗ lực ở mức cao nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao”, Lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.