Tăng cường trao quyền cho phụ nữ trong nền kinh tế số

0:00 / 0:00
0:00
Ngày càng có nhiều cơ hội giúp phụ nữ tham gia và hưởng lợi từ nền kinh tế số.

Ph n Vit t ch kinh tế

Năm 2023, lực lượng lao động nữ tại Việt Nam đạt 24,5 triệu người, chiếm 46,7% lực lượng lao động của cả nước. So sánh năm 2019, 70,9% phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi vàng đã tham gia lực lượng lao động, một con số ấn tượng so với tỷ lệ toàn cầu là 47,2% và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là 43,9%. Những thống kê này đã cho thấy phụ nữ Việt đang ngày càng tích cực tham gia thị trường lao động, hướng đến sự độc lập, tự chủ trong thu nhập.

Trong thập kỷ vừa qua, nhiều sự kiện, chương trình cũng đã được phát động nhằm nâng cao quyền kinh tế của phụ nữ. Cụ thể có thể kể đến chương trình “Phụ nữ Việt Nam tự tin làm kinh tế” do hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức hàng năm, giúp nâng cao năng lực cho phụ nữ Việt trong hành trình khởi nghiệp. Bên cạnh đó, còn có hàng loạt các hội thảo, khóa học, cuộc thi do các tổ chức, doanh nghiệp chung tay thực hiện dành riêng cho các chị em.

Tăng cường trao quyền cho phụ nữ trong nền kinh tế số ảnh 1

Ph n Vit ngày càng đưc to điu kin đ t ch kinh tế

Việc có nhiều chương trình hỗ trợ phụ nữ tự chủ kinh tế không chỉ giúp họ tự tin hơn trong việc tham gia vào lực lượng lao động, mà còn tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững. Theo chia sẻ từ bà Cheryl Goh, Giám đốc Tập đoàn Grab, phụ trách Bộ phận Tiếp thị và Phát triển Bền vững, môi trường phát triển kinh tế bình đẳng với phụ nữ sẽ giúp khu vực Đông Nam Á “tối đa hóa tiềm năng phát triển kinh tế bền vững và công bằng”. Bà cũng trích dẫn một nghiên cứu từ McKinsey cho thấy “Giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới có thể thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nền kinh tế Đông Nam Á tăng ước tính khoảng 370 tỷ USD mỗi năm vào năm 2025”.

Cơ hội phát triển trong nền kinh tế số

Trong thời đại 4.0, nền kinh tế số đang mở ra những cơ hội mới mẻ cho phụ nữ tại Việt Nam. Các chương trình và cơ hội hỗ trợ phụ nữ tham gia vào nền kinh tế số đang ngày càng được tăng cường, nổi bật gần đây chính là chương trình Nữ đối tác tài xế Grab. “Chương trình bao gồm một loạt sáng kiến dài hạn nhằm góp phần xóa bỏ những định kiến ngăn cản phụ nữ tích cực tham gia vào nền kinh tế số đang phát triển ở Đông Nam Á.”, nữ lãnh đạo Grab chia sẻ thêm.

Trong đó, cải tiến công nghệ mới nhất được Grab mang đến là tính năng “Ưu tiên hành khách nữ”. Cụ thể, nếu có hành khách nữ đặt xe trong khu vực lân cận, tính năng sẽ hỗ trợ các bác tài nữ tăng cơ hội được nhận chuyến xe từ các hành khách nữ này, giúp các chị em thêm phần an tâm, an toàn khi cầm lái.

Cũng theo chia sẻ từ bà Cheryl, siêu ứng dụng này còn đang mang đến một loạt các khóa học, tài liệu đào tạo được thiết kế riêng cho nhu cầu của các chị em như các kỹ năng phòng thủ, tự vệ, chống quấy rối, v.v.. cũng như hỗ trợ thành lập các cộng đồng trực tuyến dành riêng cho đối tác tài xế nữ để họ trao đổi, kết nối và kịp thời hỗ trợ lẫn nhau.

Riêng tại Việt Nam, đầu tháng 3 vừa qua, chuỗi sự kiện gắn kết “Gửi ngàn yêu thương – Trao “bóng hồng” phi thường” cũng đã được tổ chức tại TP.HCM và Hà Nội nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, quy tụ hàng trăm đối tác tài xế nữ. Chị Nguyễn Thúy Kiều (35 tuổi, TP.HCM), một nữ đối tác tài xế đã đồng hành cùng Grab suốt 6 năm, chia sẻ tại tại sự kiện: “Hôm nay đến đây chị rất là vui vì chị không nghĩ là đối tác tài xế nữ của Grab nhiều đến như vậy. Thật sự mình mình rất là vui luôn.”

Tăng cường trao quyền cho phụ nữ trong nền kinh tế số ảnh 2

S kin tri ân các đi tác tài xế n ca Grab quy thàng trăm “bóng hng” sau tay lái

“Bằng việc giải quyết những nhu cầu và băn khoăn của phụ nữ về lĩnh vực đặt xe công nghệ và giao đồ ăn, chúng tôi hy vọng có thể mở ra thêm nhiều cơ hội mới cho phụ nữ để họ tự chủ kinh tế, và xây dựng một hệ sinh thái Grab đa dạng và toàn diện hơn”, bà Cheryl nhấn mạnh.

Với tiềm năng sẵn có và những điều kiện thuận lợi từ các nền tảng công nghệ như Grab, phụ nữ Việt Nam có thể tiếp cận thêm cơ hội thu nhập và hưởng lợi từ nền kinh tế số.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.