Tài xế, phụ xe buýt bắt hành khách quỳ lạy nói gì?

Tài xế xe buýt 34 Đỗ Hữu Long (trái) và phụ xe Nguyễn Chí Thanh (phải)
Tài xế xe buýt 34 Đỗ Hữu Long (trái) và phụ xe Nguyễn Chí Thanh (phải)
TPO - Tài xế và phụ xe buýt tuyến 34 (Mỹ Đình - Gia Lâm) thừa nhận có văng tục, bắt hành khách quỳ xuống xin lỗi nhưng chưa đạp vào hành khách, anh ta không hề bị thương.

> Lái, phụ xe buýt bắt hành khách quỳ lạy

Tài xế, phụ xe buýt bắt hành khách quỳ lạy nói gì? ảnh 1

Tài xế xe buýt 34 Đỗ Hữu Long (trái) và phụ xe Nguyễn Chí Thanh (phải) .

Phóng viên đã có cuộc nói chuyện với tài xế Đỗ Hữu Long và phụ xe Nguyễn Chí Thanh để làm rõ hơn về sự việc vừa qua. Phụ xe Thanh cho biết: “Sau khi hành khách Phúc hỏi bắt xe về đường Lê Văn Lương, tôi trả lời anh Phúc rằng: “Về Kim Mã anh bắt xe buýt 22”. Sau đó, hành khách lên xe trả tiền và mua vé.

Khi đến đường Kim Mã, hành khách chạy lên và nói với chúng tôi rằng: “Xe này về Gia Lâm chứ có về Lê Văn Lương đâu?”. Tôi bảo tiếp: “Về bến xe Kim Mã rồi anh bắt tuyến 22 là sẽ đi qua Lê Văn Lương”. Lúc đó, hành khách này quay ngoắt lại và chửi: “Chúng mày lừa tao….Mở cửa ra cho tao xuống!”. Vì chưa đến điểm dừng nên chúng tôi tiếp tục chạy.

Hành khách tiếp tục chửi mắng, do quá bức xúc nên tôi có to tiếng lại và bắt hành khách quỳ xuống xin lỗi. Hành khách không quỳ và chửi mắng to hơn, thậm chí còn khiêu khích đánh nhau nhưng chúng tôi không hề đánh nhau với khách.

Tài xế Đỗ Hữu Long cũng cho biết thêm: “Do hành khách văng tục, đòi mở cửa xuống khi chưa đến điểm dừng xe buýt nên tôi rất bức xúc. Tôi có to tiếng lại và văng tục với anh ta, định giơ chân đạp anh ta nhưng thấy mọi người ngăn cản nên tôi đã dừng lại. Sau đó, tới điểm dừng trên phố Nguyễn Thái Học, chúng tôi cho anh ta xuống xe. Khi xuống xe, anh ta vẫn tiếp tục chửi và khiêu khích đánh nhau, tuy nhiên, chúng tôi không xuống và tiếp tục lộ trình về Gia Lâm.”

Khi chúng tôi đặt vấn đề tại sao trong lúc hành khách kia hỏi bắt xe về đường Lê Văn Lương, anh không bảo họ đi bắt tuyến khác về thẳng đường đó luôn mà lại bảo họ lên xe mình rồi bắt thêm tuyến 22 nữa, phụ xe Thanh trả lời: Vì mới ở quê lên Hà Nội làm chưa được một tháng nên vẫn chưa thuộc hết các tuyến đường. Thanh cũng cho biết thêm, chỉ đứng trên xe trả lời với khách như thế chứ không hề chèo kéo, ép buộc khách phải lên xe mình.

Sáng nay (24-10), trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Hồng, Giám đốc Xí nghiệp Xe điện Hà Nội cho biết, qua xác minh sơ bộ ban đầu, chúng tôi nhận thấy tài xế xe buýt 34 là Đỗ Hữu Long (SN 1977, ở Nghi Tàm, Hà Nội) mới đi làm ở Xí nghiệp Xe điện Hà Nội được 3 tháng, phụ xe là Nguyễn Chí Thanh (SN 1992, quê Phú Thọ) mới làm 1 tháng.

Trong tuyến xe buýt 34 (BKS 30K-1550) chạy hướng Mỹ Đình - Gia Lâm vào tầm 14h50 ngày 22-10, hành khách Nguyễn Ngọc Phúc (quê Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) mới từ quê lên ở bến xe Mỹ Đình đã hỏi bắt xe về đường Lê Văn Lương. Phụ xe là Nguyễn Chí Thanh trả lời là đi lên Kim Mã rồi bắt tiếp tuyến 22 sẽ về được Lê Văn Lương. Tuy nhiên, khi đến ngã tư Kim Mã - Liễu Giai (trước khách sạn Daewoo), anh Phúc nghi mình bị lừa nên đã to tiếng với phụ và tài xế xe. Do quá nóng nảy, bức xúc nên cả tài xế và phụ xe cũng chửi lại hành khách. Tài xế Long dừng xe, lao tới định đạp hành khách nhưng các hành khách khác trên xe đã kịp thời ngăn cản. Như vậy, việc hành khách Ngọc nói có bị bầm tím là không có căn cứ.

Tuy nhiên, theo ông Hồng, lỗi ở đây vẫn thuộc về tài xế và lái xe nhiều hơn. “Làm nghề này như làm dâu trăm họ, phải hết sức bình tĩnh, tận tình, chu đáo với khách hàng. Sau khi có kết luận chính xác của hội đồng kỷ luật, nếu tài xế, phụ xe có hành vi đánh đập, chởi bới khách hàng, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý nghiêm khắc nhất là sẽ cho nghỉ việc”.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.