Muốn biết tại sao nước giếng lại ấm vào mùa đông thì trước hết chúng ta phải biết được nước giếng là gì và nước giếng có nhiệt độ là bao nhiêu, cũng như nước giếng có tự thay đổi được nhiệt độ của mình không.
Nước giếng hay cũng chính là nước ngầm là dòng nước ở bên dưới mặt đất, nó cách mặt đất khoảng chục mét hoặc có thể là sâu hơn nữa. Vì là ở sâu dưới mặt đất nên nước giếng thường rất sạch sẽ và đây cũng chính là dòng nước ngọt tinh khiết nhất nuôi sống cả nhân loại. Để có được nước giếng dùng trong sinh hoạt hàng ngày thì chúng ta phải đào rất sâu xuống dưới mặt đất và đặc biệt là phải chọn đúng dòng nước ngầm thì giếng mới nhiều nước.
Do nước giếng ở khá sâu trong lòng đất và được bao phủ bởi những lớp đất khá dày nên nó hầu như không chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu bên trên mặt đất. Chính vì vậy có thể khẳng định nước giếng không thể tự điều chỉnh nhiệt độ và nhiệt độ của nước giếng là vào khoảng từ 4-6 độ C.
Tại sao nước giếng lại ấm vào mùa đông?
Như đã nói nước giếng có nhiệt độ vào khoảng từ 4-6 độ C. Nhiệt độ của nước giếng hầu như là không đổi dù là mùa đông hay mùa hè dù là nhiệt độ trên mặt đất là bao nhiêu.
Sỡ dĩ chúng ta thấy nước giếng thường ấm hơn vào mùa đông là do chính cảm giác của con người. Bình thường vào mùa hè khi nhiệt độ ở mặt đất rất là cao và thường khiến chúng ta cảm thấy nóng thì khi chúng ta đụng vào nước sẽ cảm thấy rất là mát hoặc ít nhất là cũng không hề nóng. Khi vào mùa đông nhiệt độ trên mặt đất thường giảm khiến cho chúng ta cảm thấy rất lạnh.
Còn nước giếng vì là bản thân không thay đổi nhiệt độ nên khi đụng vào nước giếng thường thì chúng ta sẽ cảm thấy ấm hơn so với mùa hè. Đây chính là lí do tại sao nước giếng lại ấm vào mùa đông.
Giếng cổ lớn nhất thế giới nằm ở đâu?
Chand Baori là một kỳ quan giếng cổ bậc thang lớn nhất và ấn tượng nhất, được Vua Chanda Raja từ gia tộc Gujara Pratihara xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ IX, nằm tại làng Abhaneri, phía đông tỉnh Rajasthan, Ấn Độ. Đây cũng là một trong những giếng bậc thang đẹp nhất thế giới còn lưu giữ tới ngày nay.
Clip nguồn Vnexpress
Giếng cổ Chand Baori gồm 3.500 bậc thang dẫn tới đáy giếng sâu 20m, với những bậc thang hẹp sắp xếp theo kiểu đối xứng hoàn hảo. Công trình có hình vuông, gồm 13 tầng hầm, với 3 mặt của nó là các đường đi dạng bậc thang nằm song song trên mép tường, mặt còn lại xây dựng như dinh thự nhỏ, là nơi để vua và nữ hoàng tới nghỉ ngơi.
Không chỉ là giếng nước đơn thuần, Chand Baori thiết kế như tòa kiến trúc với hình dáng kim tự tháp đảo ngược. Qua quy mô hoành tráng của công trình, du khách có thể thấy kỹ thuật cao siêu của những nghệ nhân điêu khắc đá Ấn Độ cách đây hơn 1.000 năm.
Bên dưới đáy giếng là vũng nước có màu xanh lá cây. Vốn dĩ Rajasthan là vùng đất khô hạn nên mỗi giọt nước đều rất quý giá, buộc người dân phải đào những giếng rất sâu mới tìm được mạch nước ngầm.
Trong khoảng 1.000 năm, chiếc giếng cổ này cung cấp nguồn nước quý báu, nuôi sống hơn 300.000 người, trước khi hệ thống cung cấp nước hiện đại được xây dựng. Công trình vĩ đại này thậm chí được người dân so sánh ngang tầm với đền Taj Mahah ở Ấn Độ.
Giếng cổ Chand Baori hiện được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Giếng nước khiến mọi vật hóa đá
Nằm bên bờ sông Nidd, gần thị trấn Knaresborough ở North Yorkshire , chiếc giếng kỳ bí có thể kiến mọi vật hóa đá. Suốt nhiều thế kỷ, người dân địa phương tin rằng giếng nước "bị quỷ ám". Một vài người tò mò đặt những vật dụng thông thường gần nguồn nước, để rồi tận mắt chứng kiến sự biến đổi khó tin diễn ra trong vài tuần.
Một vài di vật ngày nay ta vẫn có thể trông thấy, chẳng hạn chiếc mũ chóp từ thời nữ hoàng Victoria hay chiếc mũ bê-rê của những năm 80, cả hai vật thể đều đã là đá rắn. Gần đây người ta để gấu nhồi bông, ấm đun nước và cả xe đạp vào trong giếng, kết quả cũng diễn ra tương tự.
Các nhà khoa học đã đến phân tích mẫu nước giếng và dỡ bỏ những câu chuyện thần thoại ma quái về nó. Nước giếng được phát hiện là chứa nồng độ khoáng rất cao. Đồ vật bị nước giếng bao phủ lâu ngày sẽ hình thành một lớp khoáng cứng và dày bên ngoài, khiến chúng hóa đá.