Tại sao một số người có sức đề kháng tự nhiên với COVID-19 kém hơn những người khác?

0:00 / 0:00
0:00
Sự truyền nhiễm của virus SARS-CoV-2 qua ống kính hiển vi điện tử.
Sự truyền nhiễm của virus SARS-CoV-2 qua ống kính hiển vi điện tử.
TPO - Một nhóm các nhà nghiên cứu liên kết với một loạt các tổ chức ở Anh và Brazil đã phần nào giải đáp được bí ẩn về lý do tại sao một số người có sức đề kháng tự nhiên với COVID-19 kém hơn những người khác.

Nghiên cứu này của họ đã được đăng trên tạp chí Science nói về hệ thống interferon (một loại protein được phát ra bởi các tế bào khi phản ứng với sự xâm nhập của virus nhân bản) và vai trò của nó trong việc chống lại SARS-CoV-2.

Khi đại dịch COVID-19 toàn cầu bùng phát, rõ ràng là một số người có các triệu chứng nghiêm trọng hơn nhiều khi nhiễm COVID-19 so với những người khác. Thật vậy, một số người được phát hiện không biểu hiện triệu chứng gì, trong khi những người khác bị ốm nặng đến chết.

Trong nỗ lực mới này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành sàng lọc biểu hiện gene được kích thích bởi interferon rộng rãi để cô lập các enzym có thể liên quan đến việc cảnh báo hệ miễn dịch về tình trạng nhiễm trùng. Interferon là các protein báo hiệu để cảnh báo cơ thể khi phát hiện các thực thể xâm nhập như vi khuẩn và virus.

Nghiên cứu này đã đưa họ đến với việc phát hiện ra OAS1, một loại enzyme phản ứng với tín hiệu interferon bằng cách kêu gọi phản ứng miễn dịch khi phát hiện thấy SARS-CoV-2 .

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng OAS1 gắn vào màng bằng cách sử dụng nhóm prenyl như một phần của quá trình truyền tín hiệu. Nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng tín hiệu này có thể ức chế sự nhân lên của SARS-CoV-2.

Nhận thấy giá trị của nó trong việc bảo vệ con người chống lại COVID-19, các nhà nghiên cứu đã xem xét hồ sơ bệnh án của 500 bệnh nhân COVID-19 đã trải qua một loạt các triệu chứng và nhận thấy rằng những người không có tiền mã hóa OAS1 có các triệu chứng nghiêm trọng hơn nhiều.

Tại sao một số người được sinh ra không có enzyme vẫn còn là một bí ẩn, nhưng nghiên cứu này của nhóm có thể giúp tạo ra các loại vắc xin mới chống lại COVID-19 và các loại bệnh nhiễm trùng khác.

Bị hấp dẫn bởi phát hiện này, các nhà nghiên cứu chuyển sự chú ý của họ sang một loài động vật có vú khác có thể liên quan đến đại dịch — dơi móng ngựa. Họ phát hiện ra rằng, nó không sở hữu dạng OAS1 tiền mã hóa, một loại enzyme bảo vệ con người khỏi virus. Điều này cũng giúp giải thích tại sao loại virus này lại gây tử vong cho loài dơi. Phát hiện này cũng có thể giúp giải thích lý do tại sao dơi lại là vật chủ của nhiều loại virus như vậy.

Theo MedicalXpess
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.