TP - Ngày 28-11, cử tri Ai Cập đi bầu quốc hội đầu tiên từ khi Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ sau hơn 4 thập kỷ cầm quyền, nhưng nhiều người bối rối trước đường hướng phát triển đất nước những năm tới.
TP - Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là người dân Ai Cập bước vào cuộc bầu cử quan trọng đầu tiên trong thời hậu Tổng thống Hosni Mubarak. Tuy nhiên, trong bối cảnh bạo loạn đang bao trùm, thật khó có thể lạc quan về triển vọng Ai Cập sẽ có một tiến trình bầu cử Quốc hội thuận lợi để mở đường cho một tương lai ổn định và phồn vinh.
TP - Trong 30 năm cầm quyền tại Ai Cập, có lẽ điều đáng nhớ nhất là sự cầu kỳ từ bộ quần áo của ông Hosni Mubarak. Mỗi bộ quần áo ông mặc đều được may từ những tấm vải dệt riêng với tên của ông chìm trong thớ vải để chứng tỏ sự xa hoa của mình.
TP - Hôm qua, cơ quan công tố tối cao Ai Cập ra lệnh tịch thu toàn bộ ngân quỹ của Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak và các thành viên trong gia đình ông, đồng thời cấm họ ra nước ngoài.
TP - Trong hai tuần cuối cùng trước khi ra đi, ông Mubarak đã dành nhiều thời gian để giải quyết các vụ việc tài chính của cá nhân ông ta. Đó là thông tin đăng tải trên trang web DEBKA của Israel, một trang web nổi tiếng là thân cận với cơ quan mật vụ Mossad của Israel và Bộ Quốc phòng nước này.
Nhiều chuyên gia dự báo về sự sụp đổ của nền kinh tế Ai Cập cũng như nguy cơ quốc gia này lâm vào đói nghèo. Trong khi đó, nhiều người tin rằng, Ai Cập có thể mất khoảng một năm để quân đội đặt nền móng cho bầu cử tổng thống và quốc hội.
TP - Trong hai tháng đầu năm 2011, thế giới chứng kiến sự ra đi của hai nhà lãnh đạo kỳ cựu tại khu vực Trung Đông- Bắc Phi bởi cùng một lý do: đó là sức ép của các cuộc biểu tình đường phố.
TP - Khác với khung cảnh lộn xộn mấy ngày qua, ngay sau khi ăn mừng chiến thắng trước sự ra đi của tổng thống Ai cập Hosni Mubarak, hàng trăm thanh niên Ai cập đã bắt tay vào dọn dẹp để chứng minh rằng họ đang sẵn sàng xây dựng lại đất nước.
TP - Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak hôm 8-2 thành lập một ủy ban để giúp sửa đổi hiến pháp và giảm bớt quyền năng cũng như thời hạn cầm quyền của tổng thống. Đây chính là một ủy ban mà công chúng Ai Cập đòi phải có từ lâu.
Tổng thống Ai Cập ngày 31-1 đã bổ nhiệm Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Tài chính và Giám đốc Tình báo trong khuôn khổ một nỗ lực nhằm sớm hoàn tất việc lập nội các mới thay thế cho chính phủ đã bị sa thải hôm 30-1.
TP - Ngày 26-1, các quan chức Ai Cập cho biết, chính phủ sẽ cấm các cuộc biểu tình và sẽ bắt giam những người xuống đường phản đối chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak, đồng thời đặt giới hạn cho cuộc xuống đường phản đối chính phủ chưa có tiền lệ trong lịch sử nước này.