TPO - Em Nguyễn Khánh Vân (TPHCM) và Nguyễn Thủy Tiên (Quảng Trị) là hai "nghị sĩ nhí" phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" vừa qua. Cả hai nữ sinh đều tài năng, không chỉ sở hữu bảng thành tích học tập ấn tượng mà còn năng động, tích cực tham gia hoạt động Đội.
TPO - Ngày 29/9, tại Hội trường Diên Hồng (tòa nhà Quốc hội), Phiên chất vấn Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" đã diễn ra sôi nổi với 11 đại biểu tham gia chất vấn và 4 đại biểu tranh luận với các Bộ trưởng trẻ em giả định.
TPO - Không chỉ mang đến những ý kiến, đề xuất chuyển tải tiếng nói, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của trẻ em đến chương trình, các đại biểu tham dự phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ II năm 2024 còn lan toả tinh thần giao lưu, kết nối và sự trẻ trung của lứa tuổi học trò.
TPO - Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội), T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội T.Ư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các bộ, ban ngành liên quan tổ chức Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn trong khuôn khổ Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
TPO - “Trong thời gian tới, T.Ư Đoàn sẽ nhân rộng, triển khai hiệu quả hơn nữa mô hình Hội đồng trẻ em, tổ chức tốt phiên họp giả định Quốc hội trẻ em và các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; các hoạt động thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói của trẻ em mà Luật Trẻ em đã quy định”, anh Bùi Quang Huy - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cho biết.
TPO - Tại phiên chất vấn của các đại biểu “Quốc hội trẻ em” (sáng 29/9), trả lời câu hỏi của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, 306 đại biểu trẻ em giơ tay biểu quyết thống nhất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
TPO - Phát biểu sau phần chất vấn của các đại biểu "Quốc hội trẻ em" về chủ đề: “Phòng, chống bạo lực học đường”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn truyền thông điệp mạnh mẽ: “Chúng ta phải thống nhất, khẳng định một cách dứt khoát rằng, trường học hạnh phúc không thể có chỗ cho bạo lực, không có chỗ cho tệ nạn, và những nguy cơ trước tác hại của thuốc lá, chất kích thích”.
TPO - Phát biểu tại Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Bộ GD&ĐT tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức trong trường học; tiên học lễ, hậu học văn; thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp. Các thầy giáo, cô giáo tạo môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, giúp các em "mỗi ngày đến trường là một ngày vui", một ngày gặt hái được nhiều thành công trong học tập.
TPO - Trong khuôn khổ phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024, nhiều đại biểu cũng đã "hiến kế" đẩy lùi thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường bằng cách thiết kế các chương trình, hoạt động tạo sân chơi cho thanh thiếu nhi rèn luyện nâng cao thể chất, đời sống văn hoá tinh thần và bản lĩnh.
TPO - Sáng 29/9, tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội), Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024 diễn ra phiên chất vấn với sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
TP - Sáng 28/9, Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024 khai mạc tại Hội trường Diên Hồng, toà nhà Quốc hội, với sự tham gia của 306 “nghị sĩ nhí” là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ mọi miền Tổ quốc.
TPO - Trong khuôn khổ Phiên họp giả định ‘Quốc hội trẻ em’ lần thứ II năm 2024, chiều 28/9, tại tòa nhà Quốc hội (Hà Nội), các đại biểu đã sôi nổi thảo luận về công tác phòng, chống bạo lực học đường; Phòng, chống tác hại của thuốc lá và các chất kích thích.
TPO - Theo đại biểu "Quốc hội trẻ em" Đặng Minh Hoàng đến từ Quảng Ninh, mỗi trường cần có một “Phòng tham vấn tâm lý học đường” nhằm giải quyết các vấn đề trong tâm lý, sức khỏe của học sinh, nhất là nạn bạo lực học đường. Đến với Phòng tham vấn tâm lý học đường các bạn học sinh sẽ có không gian riêng tư để bộc bạch, sẻ chia cảm xúc, câu chuyện của mình và được giữ bí mật.
TPO - Đại diện cho trẻ em toàn thành phố, các đại biểu trẻ em Đà Nẵng gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng cũng như mong muốn tạo thêm nhiều diễn đàn, mô hình để trẻ em được lên tiếng, được đóng góp ý kiến vào các vấn đề quan trọng.
TPO - Sáng 28/9, tại Hội trường Diên Hồng tòa nhà Quốc hội (Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II năm 2024. Phiên họp ‘Quốc hội trẻ em’ năm nay có sự góp mặt của 306 đại biểu là các em đội viên thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.
TPO - Sáng 28/9, Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ” lần thứ II, năm 2024 khai mạc tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) với sự tham gia của 306 “nghị sĩ nhí” là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ mọi miền Tổ quốc.
TPO - Sáng nay 28/9, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” năm 2024, các “nghị sĩ trẻ” đã tới dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Bắc Sơn và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Bảo tàng Quốc hội.
TPO - 306 đại biểu là đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ các tỉnh thành trong cả nước tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” đến tham quan, tìm hiểu về toà nhà Quốc hội - nơi đại diện cho cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước ta.
TPO - Sáng 28/9 tại Hà Nội, đoàn đại biểu Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ II, năm 2024 dâng hương và hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ Bắc Sơn và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TPO - Trong chương trình, nhóm đại biểu Quốc hội trẻ và Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Thường trực Hội đồng Đội T.Ư gặp mặt, giao lưu với 306 đại biểu phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024, các đại biểu trẻ em đã đặt ra nhiều câu hỏi thú vị với đại diện Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ về sự phấn đấu trở thành đại biểu Quốc hội; kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng tổng hợp.
TPO - Em Thào Mí Phềnh, học sinh lớp 9A3, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang từng đứng trước nguy cơ nghỉ học vì nhà nghèo. Nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, Mí Phềnh không chỉ học giỏi mà còn trở thành đại biểu Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024.
TPO - Sau phiên khai mạc, 306 "nghị sĩ nhí" tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024 sẽ chia thành 12 tổ thảo luận ngay tại tòa Nhà Quốc hội. Ban tổ chức sẽ bố trí, sắp xếp để tất cả các em đều được nói lên tiếng nói của mình và được lắng nghe và ghi nhận.
TPO - Tham dự phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024 có 306 đại biểu là các em đội viên, thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các em sẽ thảo luận, chất vấn trực tiếp tại Hội trường Diên Hồng toà nhà Quốc hội về 2 chủ đề nóng liên quan đến trẻ em.
TPO - Ngày 20/9, Tỉnh đoàn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
TPO - Ngày 9/9, Hội đồng Đội T.Ư làm việc với Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT về công tác chuẩn bị phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024. Các đại biểu tập trung cho ý kiến về 2 chủ đề nóng của phiên họp được trẻ em quan tâm: “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.
TPO - Theo Hội đồng Đội T.Ư, khác với phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần đầu tổ chức vào năm ngoái, chủ đề phiên họp do Hội đồng Đội T.Ư phối hợp với các bộ, ngành và các chuyên gia chọn; còn năm nay, chủ đề phiên họp được hình thành trên cơ sở lấy ý kiến của chính các em, với gần 252.000 em cho ý kiến qua khảo sát.
TPO - Trong số 297 đại biểu chính thức tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024 có 238 em đạt các giải thưởng quốc tế, quốc gia, cấp tỉnh, huyện/quận.
TPO - Để chuẩn bị tốt nhất cho phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024, Ban cố vấn phiên họp đã họp buổi đầu tiên cho ý kiến về các nội dung liên quan phiên họp.
TPO - Trong chương trình tiếp xúc “cử tri trẻ em” và tập huấn tham gia Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" năm 2024, các đại biểu và các em học sinh đã chia sẻ, bày tỏ nhiều ý kiến, nguyện vọng đại diện cho trẻ em nơi mình đang học tập, sinh sống; chia sẻ góc nhìn về các nội dung liên quan để chủ đề phiên họp giả định năm nay.
TPO - Tại phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024, đại biểu nhí sẽ chất vấn về việc phòng chống thuốc lá điện tử đối với trẻ em và phòng, chống bạo lực học đường. Các em sẽ vào vai bộ trưởng, lãnh đạo chính phủ để trả lời chất vấn và dự kiến 6 "bộ trưởng" sẽ đăng đàn trả lời những vấn đề nóng tại phiên họp giả định.