TP - Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu vừa có công văn phản hồi tuyến bài “Ai thâu tóm đất nông lâm trường” (đăng tải trên báo Tiền Phong vào tháng 10/2016).
TP - Với vi phạm quy mô lớn về đất đai của doanh nghiệp, lãnh đạo huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) muốn hợp thức hóa; cho xây cả bãi rác cạnh một căn cứ cách mạng có dấu ấn lịch sử quan trọng…
TP - Tại Thanh Hóa, mỗi nông trường được giao quản lý hàng nghìn hécta đất, nhưng hàng chục năm qua chỉ đủ trả lương cán bộ, công nhân, thậm chí lỗ nếu phải đầu tư hạ tầng, máy móc. Trong quá trình quản lý và chuyển đổi thành các công ty, hầu hết nông trường xảy ra tình trạng dân lấn chiếm đất đai, hoặc cho thuê, mượn lộn xộn.
TP - Cả nước có gần 8 triệu ha đất nông lâm trường (NLT), nhưng chỉ nộp ngân sách 180 tỷ đồng/năm (bằng một nhà máy cỡ vừa). Ngân sách nhà nước thất thu, vậy lợi tức từ đất NLT đã bị ai thâu tóm? Các doanh nghiệp NLT thực sự tồn tại để làm gì? PV Tiền Phong đi tìm câu trả lời này.
TP - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu có giải pháp gấp giúp hàng nghìn hộ dân di cư tự do (DCTD) chưa có đất, làm thuê; giải quyết các công trình cấp thiết, không để dân sống cảnh “màn trời chiếu đất”. Các địa phương quản lý chặt số lượng dân đi và đến, tránh tình trạng “đi không biết, đến không hay”.
TP - Ngày 15/7, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, có khả năng sẽ thu hồi 30-40% diện tích đất nông lâm trường quốc doanh (NLTQD) và giao lại một phần cho các doanh nghiệp dân doanh.
TP - Hơn 10 năm sau khi thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh tại hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, tình trạng người dân thiếu đất sản xuất vẫn tiếp diễn trong khi các nông, lâm trường quốc doanh và chính quyền địa phương vẫn quản lý nhiều diện tích đất.