Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính, dẫn đến mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, nợ lương người lao động, khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trì trệ, thậm chí ngừng hoạt động về mặt thực tế…Theo quy định của Luật phá sản, khi lâm vào tình trạng này, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp phải tiến hành mở thủ tục phá sản. Mục đích là để bảo vệ và giải quyết quyền lợi cho các chủ có liên quan.
TPO - Đề cập đến việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, một số ý kiến lưu ý đến việc đảm bảo bí mật đời tư, thông tin cá nhân, cũng như quy định chặt chẽ hợp đồng bảo hiểm, không để tranh chấp kèo dài.
TP - Kinh tế khó khăn, số doanh nghiệp (DN) tạm dừng hoạt động gia tăng, những mặt trái của “thành tích” dần lộ rõ với các hệ quả để lại cho nền kinh tế. Có những DN đã “chết”, nhưng không thể phá sản nổi.
TP - Nếu phải chọn một sắc luật mà từ khi ra đời đến giờ ít được áp dụng nhất, nhiều người sẽ nghĩ đến Luật Phá sản. Luật này ra đời hai chục năm nay, song tại giai đoạn kinh tế suy thoái này, hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã và đang tự “mất tích” thì số doanh nghiệp chọn thủ tục phá sản theo luật để được “chết” cho đàng hoàng chiếm tỷ lệ không đáng kể.