TPO - Hơn 150 người Mỹ, trong đó có nhiếp ảnh gia nổi tiếng Nick Út qua bức ảnh “Em bé napalm”, và Kim Phúc, nhân vật trong bức ảnh bị bỏng vì bom napalm năm 1972, cùng nhiều cựu chiến binh Mỹ đã có cuộc hội ngộ ấm áp tại Hà Nội.
TP - Năm 1972, nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng AP đã chụp bức ảnh cô bé Phan Thị Kim Phúc 9 tuổi bị bỏng bom napalm tại Trảng Bàng, Tây Ninh gây rúng động thế giới vì lột tả được sự tàn khốc của chiến tranh và góp phần kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Nick Út đã trở thành nhiếp ảnh gia gốc Việt đầu tiên đoạt giải báo chí thế giới Pulitzer năm 1973 qua bức ảnh “Em bé Napalm”.
TP - Nhiếp ảnh gia Nick Út được giải Pulitzer với bức ảnh “Em bé Napalm” trao tặng năm tấm ảnh và một chiếc máy ảnh cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hôm 6/5. Ông chia sẻ với Tiền Phong xung quanh sự trở về Việt Nam lần này.
TP - Nhà báo nổi tiếng người Na Uy Tom Egeland vừa đăng bức ảnh “Em bé Napalm” của Nick Út lên facebook, liền bị nhà mạng này khóa tài khoản vì cái tội đăng ảnh… “khỏa thân”. Cho dù đó là một trong những bức ảnh làm thay đổi lịch sử chiến tranh, từng giành giải Pulitzer, quen thuộc với hàng tỷ người trên hành tinh.
Trước nhiều chỉ trích từ những cơ quan báo chí và chuyên gia truyền thông trên toàn cầu, Facebook cuối cùng cũng chịu thua và đảo ngược quyết định của mình. Trang mạng xã hội này cho biết họ sẽ công nhận “tính lịch sử và tầm quan trọng toàn cầu” của bức ảnh.
TPO – Chiều nay (9-4), tại hội trường tầng 9 tòa soạn báo Tiền Phong (Hà Nội), nhiếp ảnh gia Nick Út (của hãng AP) gặp gỡ, chia sẻ những kinh nghiệm nhiếp ảnh với phóng viên báo Tiền Phong.