TP - Nhiều thương nhân phân phối cùng doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu vừa gửi đơn kiến nghị tới Thủ tướng nêu loạt bất cập trong kinh doanh xăng dầu chưa được Bộ Công Thương tiếp thu, chỉnh sửa trong dự thảo nghị định mới về lĩnh vực này gây khó cho hoạt động kinh doanh.
TPO - Chỉ vài ngày sau khi trình dự thảo 1 Nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương tiếp tục có văn bản gửi Chính phủ trình bản dự thảo thứ 2 đề xuất sửa nhiều quy định liên quan đến kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cho rằng, dự thảo vẫn ''bình mới, rượu cũ' khi không sửa toàn diện các vấn đề.
TPO - Chia sẻ với PV Tiền Phong, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, dự thảo nghị định mới của Bộ Công Thương còn nhiều lỗ hổng cần được hoàn thiện. Chính phủ cần xóa thế độc quyền của các doanh nghiệp đầu mối thông qua việc không để đầu mối nắm cả nhập khẩu, phân phối và bán lẻ, như vậy thị trường mới có cạnh tranh đúng nghĩa.
TPO - Việc điều hành giá xăng dầu vẫn được Bộ Công Thương duy trì quan điểm Bộ Công Thương là đơn chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá.
TPO - Ngày 17/11, Bộ Công Thương cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95 và Nghị định số 83 về kinh doanh xăng dầu với nhiều điểm mới.
TPO - Ngày 15/5, nhóm doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị sớm ban hành Nghị định mới về xăng dầu trong bối cảnh doanh nghiệp càng kinh doanh càng gặp nhiều khó khăn.
TP - Sau năm 2022 với nhiều biến động, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, thương nhân phân phối cho biết, kết quả kinh doanh đã khá thuận lợi, nhiều đơn vị có lãi trở lại. Các doanh nghiệp bán lẻ cũng xác nhận có lãi nhưng yêu cầu cần phân chia lợi nhuận hợp lý giữa các khâu.
TPO - Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện một số doanh nghiệp đầu mối và Bộ Công Thương cho rằng, việc cho doanh nghiệp bán lẻ được lấy xăng dầu từ nhiều nguồn sẽ buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau gay gắt hơn, nhưng cũng sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ hơn.
TPO - Trước yêu cầu lập hội đồng phân chia lại định mức chi phí của các doanh nghiệp bán lẻ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nghiên cứu kiến nghị của doanh nghiệp bán lẻ về việc đảm bảo chi phí, lợi nhuận kinh doanh xăng dầu khi sửa đổi các nghị định liên quan.
TPO - Trao đổi với PV Tiền Phong, nhiều doanh nghiệp xăng dầu cho rằng, cơ quan quản lý và cơ quan công an cần vào cuộc tìm hiểu những góc khuất liên quan đến chiết khấu xăng dầu trên thị trường hiện nay của các doanh nghiệp đầu mối, đặc biệt trước và sau mỗi kỳ điều chỉnh giá.
TPO - Góp ý cho dự thảo kinh doanh xăng dầu tại hội thảo ngày 14/2, hàng loạt doanh nghiệp xăng dầu cho rằng nếu không giải quyết các nút thắt, thị trường xăng dầu sẽ đi vào ngõ cụt khi cả hệ thống đều bị thua lỗ nhưng không dám kêu với cơ quan quản lý. Cùng đó, thị trường sẽ ngày càng méo mó.
TPO - Trái ngược với diễn biến của các kỳ điều hành từ đầu năm 2023 đến nay, trong vòng gần 2 tuần trở lại đây, chiết khấu xăng dầu cho các doanh nghiệp bán lẻ được các đầu mối đẩy lên rất cao nhằm xả bớt hàng tồn kho và đề phòng việc giá bán lẻ được điều chỉnh giảm mạnh trong phiên điều hành ngày 13/2.
TPO - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản số 0125 gửi Văn phòng Chính phủ nêu loạt kiến nghị sửa Nghị định về kinh doanh xăng dầu với nhiều điểm nhất liên quan đến Quỹ Bình ổn giá, chiết khấu, quyền của thương nhân phân phối, bán lẻ và cả việc doanh nghiệp cần được tự quyết giá bán.
TPO - Bộ Công Thương cho biết vừa ban hành các quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 6 thương nhân từ ngày 27/2 tới. Quản lý thị trường cũng cho biết đã ra quyết định xử phạt nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu có vi phạm.
TPO - Đại diện hàng nghìn doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ở các địa phương vừa có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi các bộ, ngành góp ý việc sửa đổi Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu nhằm bảo đảm quyền lợi cũng như vận hành của chuỗi cung ứng xăng dầu.
Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Với 68 triệu người dùng Internet trên tổng số 97 triệu dân là động cơ thúc đẩy mảng thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.
Thành phố kinh doanh 24/7 Grand World Phú Quốc đã trở thành “mỏ vàng” có khả năng sinh lời từng giờ với các doanh nghiệp bán lẻ khi nơi đây vừa chính thức “nâng hạng” trở thành Thành phố biển đảo đầu tiên tại Việt Nam. Sở hữu một hệ sinh thái “all in one” cùng chính sách thuê tốt nhất thị trường, Grand World đang đốt nóng phân khúc cho thuê.
TPO - Thị trường bán lẻ Việt Nam đang chứng kiến hàng loạt các doanh nghiệp đua nhau báo lỗ hàng nghìn tỷ mỗi năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn không ngừng rót tiền vào cuộc đua này. Vì sao?
TPO - Tin từ Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan này vừa có văn bản yêu cầu các Cục Thuế địa phương rà soát, tiến hành thanh tra các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kinh doanh bán lẻ. Đây là một phần của kế hoạch thanh tra năm 2017 của ngành thuế.
TP - Giá gas thế giới trong một tháng trở lại đây liên tục giảm mạnh, trong khi giá bán lẻ trong nước giảm không tương xứng. Nhiều chuyên gia cho rằng, nên siết việc quản lý giá gas, tránh để tình trạng “thả rông” như hiện nay.