TPO - Chủ đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét sẽ được nộp tiền vào quỹ phát triển và bảo vệ rừng, thay thế cho việc trực tiếp trồng rừng. Số tiền nộp được tính toán dựa trên đơn giá trồng rừng do UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt nhân với diện tích trồng rừng của dự án là 1.845 ha.
TPO - UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các sở, ngành, địa phương có ý kiến liên quan đến báo cáo nghiên cứu khả thi dự án gửi cho chủ đầu tư dự án bổ sung, hoàn chỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tháng 7.
TPO - Báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án hồ chứa nước Ka Pét xác định, việc triển khai dự án đến nay tiến độ còn chậm so với yêu cầu, trách nhiệm trước hết thuộc về UBND tỉnh Bình Thuận trong việc tổ chức triển khai thực hiện.
TPO - Việc triển khai dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đánh giá đến nay tiến độ còn chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân là tỉnh phải thận trọng rà soát, cân nhắc lại quy mô đầu tư dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
TPO - Dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có trữ lượng điều tiết dung tích hơn 51 triệu m3. Tuy nhiên, do hồ Ka Pét chưa được xây dựng nên khu vực lòng hồ vào mùa khô cạn trơ đáy, còn mùa mưa thì hàng triệu m3 nước lại đổ thẳng ra biển.
TPO - Bình Thuận đã hoàn thành các thủ tục chấm dứt hợp đồng với đơn vị tư vấn lập ĐTM trước đây. Sau đó, UBND tỉnh Bình Thuận có công văn thống nhất chủ trương chỉ định thầu để hoàn chỉnh báo cáo ĐTM của dự án.
TPO - Dù đến cuối năm 2025 phải hoàn thành dự án hồ chứa nước Ka Pét nhưng hiện nay, tiến độ thực hiện các công việc có liên quan để hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án vẫn chưa xong.
TP - Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Hồ chứa nước Ka Pét của UBND tỉnh Bình Thuận nêu, việc mất rừng để lại những hệ lụy vô cùng lớn như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn ngày càng nghiêm trọng, sinh cảnh sống của nhiều loài động thực vật bị mất đi. Tuy nhiên, báo cáo này nhận định tác động tích cực từ sự phát triển của dự án vượt trội hơn tác động tiêu cực.
TP - Tỉnh Bình Thuận sẽ phải sử dụng hơn 600 ha rừng (trong đó có hơn 137ha rừng đặc dụng) chuyển mục đích sử dụng để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét, chặn sông Bà Bích ở xã Mỹ Thạnh và Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam.