TPO - Các trường tự chọn sách giáo khoa; bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp THCS; không đào tạo từ xa ngành sư phạm, sức khoẻ; là những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2024.
TP - Bộ môn Ngữ văn trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới được kỳ vọng sẽ xoá bỏ được cách học vẹt, học tủ, học văn mẫu của học sinh bởi yêu cầu của Bộ GD&ĐT khi kiểm tra, đánh giá không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa. Vấn đề đặt ra là tiếp cận một trích đoạn hay tác phẩm mới, liệu giáo viên có chấp nhận các quan điểm, góc nhìn khác của học sinh?
TPO - Dù đã học 2 buổi mỗi ngày ở trường nhưng học sinh cấp Tiểu học vẫn bị giáo viên giao bài tập về nhà. Bà Lê Thụy Mỵ Châu, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, Sở đã có văn bản chỉ đạo giáo viên các trường tiểu học không giao bài tập về nhà cho học sinh.
TP - Hơn 50.000 học sinh lớp 1 trên toàn quốc bị đánh giá “chưa hoàn thành” trong năm học 2022 - 2023. Những học sinh này sẽ phải học bồi dưỡng trong hè và có nguy cơ ở lại lớp.
TPO - Trước một số ý kiến đặt vấn đề có nên tiếp tục thực hiện chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK nữa hay không, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn nói: “Người dân thường kêu, giáo dục hay thay đổi, năm nào cũng thay đổi thế, nay mà thay đổi nữa không biết uy tín của ngành giáo dục sẽ ra sao”, ông Sơn nói.
TPO - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, công tác giáo dục của TPHCM phải so sánh với Singapore, Tokyo, Bắc Kinh... để phấn đấu vươn lên.
TPO - Trước một số ý kiến xung quanh vấn đề môn Lịch sử là môn lựa chọn ở cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, Bộ GD&ĐT đã thông tin chính thức về vấn đề này.
TP - Năm học 2022-2023, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu áp dụng trong năm đầu tiên đối với lớp 10, tuy nhiên các nhà quản lý giáo dục cho rằng, dù có nhiều năm chuẩn bị cho chương trình mới vẫn còn bất cập, gây khó cho các nhà trường.
TPO - Dư luận vừa qua băn khoăn trước thông tin Bộ GD&ĐT nhập khẩu chương trình giáo dục phổ thông của Phần Lan. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT khẳng định không có chuyện nhập khẩu chương trình giáo dục của Phần Lan về áp dụng tại Việt Nam.
TP - 20/5 là ngày kết thúc thời gian tiếp thu ý kiến góp ý cho dự thảo chương trình GD phổ thông tổng thể, kể từ khi công bố vào ngày 12/4. Trong thời gian lấy ý kiến, Ban soạn thảo đã nhận được ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân và 63/63 sở Giáo dục và Đào tạo; đồng thời trên các báo đã có khoảng 200 bài viết và khoảng 400 ý kiến chia sẻ.
TP - Sách giáo khoa sẽ không còn là “thánh chỉ” đối với mỗi giáo viên. Nó sẽ chỉ như một tài liệu tham khảo để giáo viên mở rộng, cập nhật thông tin vào soạn bài giảng.