Cây gạo "đại thụ" ước chừng hơn 500 tuổi được người dân xem là báu vật thiêng liêng, vô giá, gắn bó biết bao thăng trầm của lịch sử vừa được công nhận là cây di sản đầu tiên của tỉnh Quảng Bình.
TPO - Cây gạo cổ thụ ở ngã ba sông Cầu và sông Cà Lồ (thuộc địa phận xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) nở đỏ rực, thu hút nhiều người, nhất là giới trẻ về chiêm ngưỡng và chụp ảnh.
TPO - Cây gạo cổ thụ ở xã Diễn Kim (huyện Diễn Châu, Nghệ An) “lâm bệnh” đã hai năm nay. Khi cây lụi dần, dân làng tự “thăm khám” rồi bằng kinh nghiệm dân gian bàn nhau phun thuốc nhưng “cụ” không hồi phục. Sau đó, họ quyết định góp tiền, mời chuyên gia về bắt bệnh, cứu chữa với mong muốn giữ lại nét văn hóa của làng quê.
TPO - Những ngày này, cây gạo song sinh ở thôn Tân Mỹ, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) lại nở hoa đỏ rực khiến nhiều người trong và ngoài tỉnh đổ về chiêm ngưỡng, chụp ảnh.
Thời gian gần đây, người dân lấy làm lạ khi cây gạo của gia đình bà Nguyễn Thị Hoàn (thôn 4, xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) có gần 60 tổ ong mật cùng về trú ngụ, treo chi chít trên những cành cây.
Dù chỉ còn trơ lại gốc nhưng người dân địa phương cho là linh thiêng chưa từng có. Nếu ai làm chuyện phạm thượng đến cây gạo sẽ bị các vị thần “linh ứng” báo oán. Đặc biệt, chuyện đồn thổi về một cô gái đi tắm tại khúc sông gần nơi cây gạo ngự trị bỗng nhiên phát bệnh điên dại càng dấy lên nhiều tin đồn khiến người dân lo sợ.