TP - Theo tin từ Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, mới đây, Công ty Xi măng Holcim (trụ sở tại huyện Hòn Chông, Kiên Giang) đã xử lý thành công gần 7.000 lít dầu chứa hóa chất siêu độc PCB. Số dầu này được xử lý bằng công nghệ đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng.
TP - Tại cuộc họp báo tháng 10 vừa diễn ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho biết, sắp ban hành thông tư về quản lý PCB và các thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB để quản lý an toàn loại hóa chất vô cùng độc hại này.
TP - Theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, khoảng một giờ sáng 11/10, hai xe chuyên dụng của Công ty Xi măng Holcim đã vận chuyển thành công gần 7.000 lít dầu biến thế nhiễm PCB từ cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đến nhà máy của Công ty Xi măng Holcim tại huyện Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang.
TP - Đã hơn 20 ngày trôi qua, kể từ khi UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Công ty Cổ phần Đầu tư Cửu Long (chủ lô hàng) quyết được phương án di dời 7.000 lít dầu nhiễm hóa chất siêu độc PCB ra khởi bờ vịnh Hạ Long, vì sao số hóa chất độc hại này vẫn án binh bất động.
TP - Các chuyên gia về hóa chất PCB ước tính, chi phí xử lý lô máy biến thế và dầu biến thế nhiễm PCB bên bờ vịnh Hạ Long vào khoảng 5 - 7 tỷ đồng. Thời gian xử lý có thể kéo dài từ 3 - 6 tháng.
TP - Suốt bảy năm qua, khoảng 7.000 lít dầu trong máy biến thế chứa hóa chất PCB- hóa chất siêu độc chỉ sau dioxin vẫn lưu giữ trong điều kiện không đảm bảo tại cảng Cái Lân, cạnh vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Năm 1999, 25 lít dầu chứa hóa chất này tràn ra môi trường khiến nước Bỉ mất hơn một tỷ USD để xử lý. Các chuyên gia cảnh báo, với số lượng 7.000 lít, nếu số dầu này tràn ra vịnh Hạ Long, sẽ là hiểm họa cho di sản thế giới.