Sức mạnh kỹ thuật xét nghiệm

Sức mạnh kỹ thuật xét nghiệm
TP - Chỉ cần lấy một giọt máu, một giọt mồ hôi và nước tiểu, và có thể biết về đối tượng nhiều hơn bản thân người trong cuộc

Vận động viên thể thao (VĐV) có phong độ tốt, bị kiệt sức hay chấn thuơng? Liệu có sử dụng các chất kích thích không được phép? Gần đây đã ăn hoặc uống gì? Tất cả đều ghi rõ trong mồ hội, nước tiểu và máu.

Sức mạnh kỹ thuật xét nghiệm ảnh 1

1- Máu

VĐV trở về câu lạc bộ sau kỳ nghỉ dài ngày, huấn luyện viên lập tức muốn kiểm tra, xem học trò của mình có quan tâm giữ gì phong độ trong thời gian đã qua, liệu đối tượng có ăn nhậu thả phanh và nằm dài ngửa bụng. Có thể hỏi trực tiếp, song nhiều HLV không thích. Tất cả đã được ghi rõ trong máu VĐV: cái gọi là những chỉ số erytrocyt và hemoglobin cung cấp những thông tin như thế. Nếu nồng độ những bạch cầu đó trong máu thấp hơn rõ rệt so với thời điểm trước kỳ nghỉ, có nghĩa: đối tượng đã lười nhác trong thời gian nghỉ phép. Các chỉ số erytrocyt và hemoglobin cho thấy mức độ giầu có hồng cầu – nhân tố vận chuyển oxy từ phổi cung cấp cho các tế bào của máu. Cơ thể càng nhiều hemoglobin và erytrocyt trong máu, oxy tiếp cận cơ bắp càng chuẩn xác – yếu tố kìm hãm những quá trình mệt mỏi và nâng cao năng lực cơ thể, nhất là trong những bộ môn thể thao như chạy marathon, đua xe đạp hay các môn thể thao đồng đội. Thông qua xét nghiệm máu cũng có thể đánh giá tình trạng tổn thương cơ bắp hoặc tập luyện quá tải, tức xét nghiệm rabdomiolisa.

Do hậu quả chấn thương cơ bắp, sẽ xuất hiện trong máu nhiều hợp chất lạ, trong đó nhiều nhất là mioglobine. Nồng độ cao mioglobin có nghĩa: VĐV đã luyện tập quá tải hoặc chấn thương vẫn chưa lành. Đó là thông tin đặc biệt quan trọng đối với VĐV. Cũng có những hợp chất khác, mà nồng độ trong máu tăng cao – khi cơ bắp bị tổn thương. Có thể kể tên một số hợp chất như kinasa creatin (CK), dehydrogenasa (LDH) và aminotransferasa. Gộp lại việc xét nghiệm tất cả những enzym đã kể sẽ mang lại rất nhiều thông tin về tình trạng chấn thương.

Sức mạnh kỹ thuật xét nghiệm ảnh 2

2- Nước tiểu

Xét nghiệm doping (chất kích thích) ngày nay trước hết là xét nghiệm nước tiểu – bởi xét nghiệm nước tiểu thuận tiện hơn nhiều so với xét nghiệm máu; việc lấy mẫu thử không cần y tá, mũi kim tiêm và dụng cụ tiệt trùng, cũng không đau đớn. Khong hiếm trường hợp bằng mắt thường, bác sĩ đã có thể đánh giá, liệu nước tiểu có “sạch”, hoặc có lẫn hợp chất hóa học nào đó. Bình thường nước tiểu phải có mầu “rơm”, tức mầu vàng nhạt – nếu vàng đậm hoặc mầu da cam sáng, gần như chắc chắn đói tượng đã sử dụng vitamin liều cao hoặc chất kích thích nào đó.

Không thể dựa vào mầu sắc nước tiểu để đánh giá phong độ VĐV, song nhiều khi có thể nói lên nhiều điều: xét nghiệm rabdomiolisa đã nói ở trên cũng để lại dấu vết trong mầu sắc nước tiểu. Do hậu quả chấn thương cơ bắp, sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng nồng độ mioglobin trong thành phần máu. Tiếp theo nó sẽ được đào thải cùng nước tiểu và làm mầu sắc nước tiểu thay đổi một cách chuyên gia có thể nhận biết bằng mắt thường.

Có thể phát hiện khá nhiều loại thuốc kích thích thông qua xét nghiệm nước tiểu, thậm chí có thể xác định chính xác thời gian xử dụng. Thí dụ các steryd đồng hóa sử dụng qua đường uống thường tồn tại trong nước tiều 14-28 ngày; các chất kích thích dạng tiêm: tồn tại trong nước tiểu từ 1 đến 3 tháng. Cũng có những biệt dược như thí dụ amfetamin để lại dấu vết trong nước tiểu với thời gian ngắn hơn (từ 1 đến vài ngày sau thời gian sử dụng).

Kết quả xét nghiệm nước tiểu còn cho biết, liệu cơ thể VĐV hoạt động có chuẩn xác. Để kiểm tra, xem cơ thể đối tượng có bị mất nước, chuyên gia làm xét nghiệm ồng độ chất điện giải. Qua kết quả cụ thể, bác sĩ biết rõ, cơ thể VĐV có được nghỉ ngơi thoải mái, hoặc vẫn còn mệt mỏi.

Sau nỗ lực thể chât quá sức, thường dẫn đến hiện tượng nước tiểu lẫn protein, tức cơ thể thải loại chất đạm qua nước tiểu. Hiện tượng nước tiểu lẫn protein xuất hiện nhiều nhất ở các VĐV đua thuyền, bóng đá, lơi lội, trượt tuyết tốc độ, điền kinh và đua xe đạp. Trong đa số các trường hợp, protein nước tiểu tự mất sau 24-48 giờ (cần gõ cửa bác sĩ chuyên khoa - trường hợp ngược lại).

Cũng xuất hiện tình trạng nước tiểu lẫn hồng cầu ở VĐV sau nỗ lực thái quá. Hiện tượng được ghi nhận trong 20% VĐV chạy marathon, 55% cầu thủ bóng đá và tới 80% VĐV bơi lội.

3- Mồ hôi

Xét nghiệm mồ hôi có ý nghĩa lớn nhất trong điều kiện nỗ lực thể chất VĐV kéo dài và trực tiếp sau đó. Dựa vào cơ sở xét nghiệm, huấn luyện viên có thể đánh giá, tốc độ mất nước và các thành phần vi khoáng của cơ thể đối tượng đồng thời xác định lượng nước cần thiết và liều lượng các thành phần vi khoáng cần bổ sung.

Theo Tiến Đôn
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG