Sức mạnh khủng khiếp của 'quái thú' S-350E

Sức mạnh khủng khiếp của 'quái thú' S-350E
Tạp chí quốc phòng nổi tiếng của Anh Jane’s Defence Weekly vừa hé lộ một số tham số kỹ thuật rất ưu việt của hệ thống phòng không S-350E Vityaz .

> Hình ảnh đầu tiên siêu hệ thống phòng không
> Lần đầu lộ diện tên lửa siêu hiện đại

Gần đây, công ty quốc phòng Almaz Antey đã ra mắt hệ thống phòng không thế hệ mới S-350E Vityaz. Hệ thống phòng không này, lần đầu tiên đã sử dụng mô hình điểm chỉ huy - điều khiển chiến đấu 50K6E, được trang bị radar đa năng 50N6E và hệ thống phóng 50P6E.

Ngày 17-9 vừa qua, tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm St Petersburg đã từng đến chiêm ngưỡng hệ thống tên lửa phòng không này. Gần đây, tại triển lãm hàng không Moscow 2013 (MAKS-2013), các chuyên gia quân sự phương tây mới có cơ hội đầu tiên để đánh giá tính năng của hệ thống phòng không tối tân này.

Theo tin cho biết, trong thời gian tới S-350E sẽ trở thành hạng mục xuất khẩu chủ yếu trong các hệ thống phòng không tầm trung của công ty Almaz Antei. Các hệ thống phòng không siêu hạng khác như S-30PMU2 và S-400 cũng vẫn nằm trong danh sách vũ khí xuất khẩu của công ty này.

Hệ thống phòng không S-350E Vityaz tại triển lãm hàng không MAKS-2013
Hệ thống phòng không S-350E Vityaz tại triển lãm hàng không MAKS-2013 .

Sự vắng mặt đáng tiếc trong triển lãm hàng không Moscow 2013 là hệ thống phòng không S-300P. So với S-300P, S-350E có trình độ thông tin hóa và tự động hóa cao hơn rất nhiều nhưng hệ thống S-300P lại được rất nhiều nước có ngân sách trung bình và ít ỏi ưa thích.

Radar của hệ thống phòng không S-350E có 2 mô hình thao tác chủ yếu có thể lựa chọn, đó là chế độ giám sát toàn diện (quay lên đến 40 rpm) và chế độ quét hình giẻ quạt.

Một tổ hợp chiến đấu của Vityaz bao gồm một trạm điều khiển bắn, trang bị mảng pha hiện đại để cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; một xe chỉ huy di động mới; ba xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn.

Mỗi xe phóng có khả năng mang 12 tên lửa phóng thẳng đứng, biến thể của tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động 9M96. Các tên lửa được đặt thành cụm gồm 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng thẳng đứng, với 12 quả tên lửa sẵn sàng bắn. Toàn bộ các thành phần của tổ hợp đều được đặt trên khung gầm xe vận tải chuyên dụng BAZ.

Cận cảnh hệ thống ống phóng 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng của Vityaz
Cận cảnh hệ thống ống phóng 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng của Vityaz .

Radar của S-350E có thể vận hành hoàn toàn tự động, không cần nhân viên thao tác. Mỗi radar có 8 kênh chỉ thị thông tin mục tiêu và 16 kênh điều khiển tên lửa, cho phép nó có thể dẫn bắn 16 tên lửa tấn công đồng loạt 8 mục tiêu bay một thời điểm.

Đồng thời, hệ thống radar này có khả năng theo dõi đồng loạt hơn 100 mục tiêu, vì vậy, một điểm chỉ huy - điều khiển chiến đấu được triển khai 2 radar đã có thể bắt chết được hơn 200 mục tiêu, phóng đồng loạt 32 tên lửa để tấn công 16 mục tiêu trong 1 thời điểm, hình thành một mạng lưới phòng không khu vực cực mạnh.

Jane’s Defence Weekly cũng dẫn thông tin của Hãng tin Nga Ria Novosti ngày 11-09 vừa qua cho biết, hệ thống tên lửa Vityaz sẽ bổ sung cho các hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ vũ trụ tương lai của Nga. Ria Novosti khẳng định, Vityaz đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng một loại tên lửa có tầm bắn từ 5km đến 400 km và ở độ cao từ 5 mét đến cận vũ trụ.

Theo Nguyễn Ngọc
An Ninh Thủ Đô, Jane’s Defence Weekly

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.