Trứng thành 'thuốc độc' nếu ăn theo cách này

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Trứng là thực phẩm bổ dưỡng và là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Thế nhưng nếu ăn theo những cách dưới đây, trứng có thể biến chất và trở thành 'thuốc độc', cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe.

Trứng là một trong những siêu thực phẩm, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như vitamin, khoáng chất và một số chất quan trọng như sắt, canxi…. Song, một số thói quen ăn trứng sai cách làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này, thậm chí gây hại cho cơ thể.

Ăn trứng đã chín để qua đêm

Trứng được luộc chín nhưng để qua đêm thì chất dinh dưỡng dồi dào trong lòng đỏ trứng gà có thể sản sinh ra vi khuẩn. Nguyên do là khi luộc trứng, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm nên giá trị dinh dưỡng sẽ giảm rất nhiều.

Luộc trứng càng lâu càng tốt?

Đây là quan niệm sai lầm. Trứng đun quá lâu thì lòng đỏ trứng và protein của các ion sắt sẽ kết hợp tạo ra ion lưu huỳnh không hòa tan của các sunfua sắt khiến cơ thể rất khó hấp thụ.

Trứng thành 'thuốc độc' nếu ăn theo cách này ảnh 1

theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Giám đốc viện Dinh dưỡng Quốc Gia, ngâm trứng luộc vào nước lã hoàn toàn thiếu khoa học vì nước lã chứa một lượng lớn vi khuẩn. Trứng sau khi đã luộc chín thì vỏ trứng không còn tác dụng ngăn chặn vi khuẩn nữa. Ảnh minh họa: Internet

Ăn trứng sống tốt hơn ăn trứng chín?

Nhiều người nghĩ rằng ăn trứng sống sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trứng đã qua chế biến. Đây là một quan niệm sai lầm, ăn trứng sống sẽ mang lại những mối đe dọa nguy hại cho sức khỏe của bạn.

Trong trứng sống có chứa vi khuẩn Salmonella. Một khi cơ thể đã bị nhiễm Salmonnella sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, co thắt dạ dày, nôn mửa, sốt, mất nước....

Chỉ ăn lòng đỏ tốt hơn ăn cả lòng trắng?

Thực tế, hàm lượng protein có trong lòng đỏ nhiều hơn trong lòng trắng trứng gà một chút. Tuy nhiên, trong một quả trứng, tỉ lệ lòng trắng lại nhiều hơn lòng đỏ nên nhìn chung lượng protein bằng nhau.

Điều khác biệt là trong lòng đỏ chứa một lượng lớn khoáng chất như phốt pho, sắt, canxi, vitamin như A, D, E, K và vitamin B, trong khi lòng trắng hầu như không có các chất này. Tuy nhiên, lòng trắng trứng phù hợp với người bệnh về tim mạch vì không chứa cholesterol như lòng đỏ.

Ăn trứng cùng sữa đậu nành rất tốt?

Nhiều người có thói quen uống sữa đậu nành và ăn trứng vào buổi sáng để cung cấp năng lượng.

Tuy nhiên, trong sữa đậu nành có chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người.

Nếu kết hợp 2 thực phẩm này thì protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỉ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.

Trứng thành 'thuốc độc' nếu ăn theo cách này ảnh 2

Các chuyên gia y tế cũng khuyên không nên ăn nhiều trứng muối vì trong quá trình chế biến, trứng muối có sử dụng xút, vôi muối, chì ôxy hoá để ủ trứng. Đặc biệt, hàm lượng chì nếu thẩm thấu vào cơ thể vượt quá hàm lượng cho phép sẽ gây nên các hiện tượng đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ… Ngoài ra còn ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu canxi trong cơ thể. Ảnh minh họa: Internet

Ngâm trứng luộc vào nước lã

Rất nhiều người có thói quen ngâm ngay trứng vừa luộc chín vào nước lã cho dễ bóc vỏ. Hành động này sẽ khiến cho trứng nguội rất nhanh, đồng thời vỏ trứng và phần lòng trắng sẽ co lại do gặp lạnh, tạo thành khe hở cho dễ bóc trứng.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Giám đốc viện Dinh dưỡng Quốc Gia, cách làm này hoàn toàn thiếu khoa học vì nước lã chứa một lượng lớn vi khuẩn. Trứng gà sau khi đã luộc chín thì vỏ trứng không còn tác dụng ngăn chặn vi khuẩn nữa.

Rửa trứng sống rồi để vào tủ lạnh

Một thói quen thiếu khoa học của những người nội trợ là trước khi cất trứng vào tủ lạnh thường lau hoặc rửa trứng gà cho sạch. Cách làm này không đúng vì trên vỏ trứng có một lớp màng nhỏ bao bọc, lớp vỏ này khiến cho trứng gà bóng và sờ vào có cảm giác trơn láng. Nó có tác dụng đóng các lỗ thông khí của trứng gà lại, ngăn ngừa các bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng và chỉ cho phép oxy lọt vào lòng trứng.

Nếu rửa sạch vỏ trứng, lớp màng này sẽ mất đi, vi khuẩn trong không khí sẽ xâm nhập vào trong trứng dễ khiến cho quả trứng bị hỏng. Ngoài ra, không nên để trứng chung với những thứ có nhiều tinh dầu như: gừng, hành, ớt…vì mùi của những loại này sẽ xâm nhập vào trứng thông qua lỗ thông khí ở vỏ trứng làm cho trứng bị biến chất, nếu để thời gian dài sẽ khiến trứng bị ung.

Trứng thành 'thuốc độc' nếu ăn theo cách này ảnh 3

Nhiều người có thói quen uống sữa đậu nành và ăn trứng vào buổi sáng để cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, trong sữa đậu nành có chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người. Ảnh minh họa: Internet

Ăn quá nhiều trứng muối

Trong các loại trứng, trứng muối được xếp vào dạng có hàm lượng canxi cao nhất vì trong quá trình chế biến, hàm lượng canxi trong vỏ trứng tan vào trong trứng.

Mặc dù bổ dưỡng như vậy nhưng các chuyên gia y tế cũng khuyên không nên ăn nhiều trứng muối vì trong quá trình chế biến, trứng muối có sử dụng xút, vôi muối, chì ôxy hoá để ủ trứng. Đặc biệt, hàm lượng chì nếu thẩm thấu vào cơ thể vượt quá hàm lượng cho phép sẽ gây nên các hiện tượng đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ… Ngoài ra còn ảnh hưởng xấu đến sự hấp thu canxi trong cơ thể.

Nếu hàm lượng chì này tồn tại một thời gian dài trong cơ thể người sẽ gây nên hiện tượng thiếu canxi - nguyên nhân của bệnh loãng xương.

Ngoài ra, những người bị tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, thừa cân, béo phì nên hạn chế món ăn này vì trong trứng muối chứa nhiều cholesterol. Lượng vừa phải là 1-2 quả/tuần.

Đường

Tại các nước châu Á, nhiều bà nội trợ có thói quen dùng nước đường để tạo màu khi chế biến món thịt kho trứng.

Kỳ thực, việc làm này sẽ khiến cho protein fructose acid amin trong trứng kết hợp với lysine và tạo thành một chất rất khó hấp thu vào cơ thể, thậm chí còn gây ra nhiều phản ứng bất lợi đối với sức khỏe.

Trứng thành 'thuốc độc' nếu ăn theo cách này ảnh 4

Việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng. Ảnh minh họa: Internet

Không nên cho bột ngọt vào trứng

Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên.

Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm. Ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic.

Chất này cũng là thành phần chủ yếu của bột ngọt.

Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.

Thịt ngỗng, thịt thỏ

Trứng cũng không thể kết hợp cùng thịt ngỗng và thịt thỏ. Điều này đã được Lý Thời Trân ghi lai trong “Bản thảo cương mục”.

Đó là bởi cả thịt thỏ, thịt ngỗng và trứng đều có tính hàn và chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi kết hợp cùng nhau sẽ sinh ra những phản ứng kích thích tiêu hóa, tạo thành chứng tiêu chảy.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.