Hà Nội yêu cầu chuyên gia nhập cảnh phải cách ly và xét nghiệm COVID-19

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Hà Nội yêu cầu thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tối thiểu 2 lần (lần 1 lấy mẫu tại cơ sở cách ly ngay sau khi nhập cảnh, lần 2 trước khi kết thúc thời gian cách ly).

Theo đó, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác theo dõi, giám sát sức khỏe người thực hiện cách ly, các trường hợp có yếu tố liên quan đến COVID-19; kịp thời phát hiện, khoanh vùng không để dịch lây lan ra cộng đồng.

Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tối thiểu 02 lần (lần 1 lấy mẫu tại cơ sở cách ly ngay sau khi nhập cảnh, lần 2 trước khi kết thúc thời gian cách ly). Đồng thời, thực hiện công tác vệ sinh môi trường, phun khử khuẩn tại các cơ sở cách ly theo quy định.

Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND địa phương công tác giám sát y tế 14 ngày các trường hợp đã hoàn thành cách ly tập trung (cung cấp số điện thoại phòng chống dịch COVID-19, khuyến nghị trường hợp đã hoàn thành cách ly hạn chế tiếp xúc trực tiếp người xung quanh, thực hiện các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang, vệ sinh tay, vệ sinh nơi ở...).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội thông báo danh sách, địa điểm cách ly các trường hợp nhập cảnh tới các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, Sở Y tế và các đơn vị liên quan để kịp thời tham mưu, chỉ đạo công tác cách ly các trường hợp nhập cảnh; Hướng dẫn, kiểm tra các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã lấy mẫu, theo dõi sức khỏe các trường hợp nhập cảnh hoặc có yếu tố liên quan COVID-19.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo, tất cả các trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly y tế ít nhất 14 ngày, sau đó tiếp tục theo dõi giám sát y tế thêm 14 ngày để đảm bảo không lây nhiễm ra cộng đồng.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.