Sữa thành... 'thuốc độc', gây ung thư và nhiều bệnh khác khi uống theo cách này

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Không ai có thể phủ nhận lợi ích của sữa đối với sức khỏe. Thế nhưng uống sữa để bổ chứ không gây hại lại là điều không phải ai cũng biết.

Sữa là một trong những thực phẩm được coi là cực kỳ bổ dưỡng và đặc biệt tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết uống sữa đúng cách.

Hiện tại, có nhiều quan niệm sai lầm khi uống sữa không chỉ làm mất giá trị dinh dưỡng mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ và bệnh tật. Dưới đây là một số sai lầm khi uống sữa không đúng cách.

Sữa và cam

Trong thành phần của sữa chứa nhiều protein vì vậy không nên ăn cam trong một giờ trước hoặc sau khi uống sữa sẽ khiến cho bạn dễ bị tiêu chảy, khó tiêu. Trong sữa chứa protein trong sữa kết hợp với axit và vitamin C trong cam, nó sẽ gây ra ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa trong cơ thể con người ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, bạn đừng bao giờ kết hợp hai loại sản phẩm này với nhau kẻo gây bệnh.

Uống sữa ăn cháo

Nhiều người thường cho con ăn cháo xogn rồi uống một cốc sữa trước khi đi học. Nhưng thói quen này không tốt cho sức khỏe chút nào. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì việc ăn uống này sẽ khiến cho bạn dễ bị rối loạn tiêu hóa làm cho trẻ đầy hơi khó chịu.

Sữa thành... 'thuốc độc', gây ung thư và nhiều bệnh khác khi uống theo cách này ảnh 1

Thói quen của nhiều người là uống sữa chocolate, nhưng hai thực phẩm này đều giàu năng lượng sẽ khiến canxi trong sữa và axit oxalic phản ứng với nhau hình thành hợp chất calcium oxalate có hại cho cơ thể. Ảnh minh họa: Internet

Dùng sữa với hoa quả

Sữa và các sản phẩm liên quan, đặc biệt là sữa chua, thường được phụ nữ kết hợp với nhiều loại trái cây như dâu, chanh, cam, xoài để giảm cân và làm đẹp da. Tuy nhiên, hai loại thực phẩm này có đặc tính hoàn toàn trái ngược. Sữa đặc tính lạnh và trái cây nhiệt.

Khi hệ thống tiêu hóa hoạt động, rất dễ tạo ra các phản ứng khiến sữa kết tủa, gây mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Hậu quả là đau bụng, cảm lạnh, dị ứng, tiêu chảy. Nếu bạn muốn kết hợp với trái cây thì chuối, táo, bơ, đào, lê, đu đủ là những lựa chọn an toàn.

Uống sữa với thực phẩm giàu protein

Sữa đã là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong khi đó, thịt và cá cũng chứa rất nhiều protein. Kết hợp những thực phẩm này với nhau là tự làm quá tải hệ thống tiêu hóa của bạn.

Đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa kém, họ dễ bị đau bụng, khó tiêu, dị ứng ... Vì vậy, tránh chế biến cùng nhau hoặc uống sữa ngay khi ăn thịt và cá!

Uống sữa ăn trứng

Trong thành phần dinh dưỡng của trứng chứa nhiều canxi, chất đạm, protein, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể con người. Nhưng nếu bạn ăn trứng và uống sữa trong cùng một lúc sẽ khiến cho bạn có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe. Bởi cả sữa và trứng đều có tính hàn, lạnh bụng, khi ăn cùng lúc dễ gây tiêu chảy rối loạn tiêu hóa.

Sữa thành... 'thuốc độc', gây ung thư và nhiều bệnh khác khi uống theo cách này ảnh 2

Sữa và các sản phẩm liên quan, đặc biệt là sữa chua, thường được phụ nữ kết hợp với nhiều loại trái cây như dâu, chanh, cam, xoài để giảm cân và làm đẹp da. Tuy nhiên, hai loại thực phẩm này có đặc tính hoàn toàn trái ngược. Sữa đặc tính lạnh và trái cây nhiệt. Khi hệ thống tiêu hóa hoạt động, rất dễ tạo ra các phản ứng khiến sữa kết tủa, gây mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Hậu quả là đau bụng, cảm lạnh, dị ứng, tiêu chảy. Ảnh minh họa: Internet

Uống sữa với chocolate

Thói quen của nhiều người là uống sữa chocolate, nhưng hai thực phẩm này đều giàu năng lượng sẽ khiến canxi trong sữa và axit oxalic phản ứng với nhau hình thành hợp chất calcium oxalate có hại cho cơ thể.

Khi bạn kết hợp hai thực phẩm này sẽ khiến bạn có thể gây ra khó tiêu hoặc chướng bụng đầy hơi. Nếu như bạn dùng lâu dài sẽ gây thiếu canxi, tiêu chảy, với trẻ nhỏ có thể gây chậm lớn, thiếu hụt canxi nghiêm trọng.

Uống sữa khi bụng đói

Một số người thường cảm thấy đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy sau khi uống sữa ở trạng thái đói. Đây là một nhóm người có khả năng dung nạp đường sữa kém, họ cần ăn uống tốt trước khi uống sữa. Bạn nên ăn thêm tinh bột sau khi dùng khoảng 30 phút.

Đun sôi sữa

Nhiều người thậm chí mua sữa tiệt trùng nhưng vẫn không an tâm, họ đun sôi lại để khử trùng. Nhưng chính thói quen này đã vô tình khiến sữa xuống cấp, có thể chuyển màu, có vị chua và thậm chí gây ung thư.

Do đó, bạn không nên đun sôi nữa. Đối với trường hợp sữa được làm lạnh, sử dụng cho trẻ nhỏ, có thể làm nóng khoảng 50 độ trong 6 phút hoặc 70 độ trong 3 phút.

Bạn không nên trộn đường với sữa đun sôi. Bởi vì ở nhiệt độ cao, sự kết hợp này tạo ra chất độc không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là đợi sữa nguội rồi mới thêm đường.

Sữa thành... 'thuốc độc', gây ung thư và nhiều bệnh khác khi uống theo cách này ảnh 3

Nhiều người thậm chí mua sữa tiệt trùng nhưng vẫn không an tâm, họ đun sôi lại để khử trùng. Nhưng chính thói quen này đã vô tình khiến sữa xuống cấp, có thể chuyển màu, có vị chua và thậm chí gây ung thư. Ảnh minh họa: Internet

Uống quá nhiều sữa

Nhiều người nghĩ rằng sữa bổ dưỡng nên uống càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên sử dụng khoảng 600 ml sữa mỗi ngày (tương đương 300g sản phẩm sữa) để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.

Ngoài ra, sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng một số đối tượng cần hạn chế như:

Người thừa cân: Những người béo phì, thừa cân vẫn có thể uống sữa tách kem, sữa không đường. Ở trẻ em, nên tập cho trẻ uống sữa trên, để tránh cắt sữa ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Người mắc bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ: Một chế độ ăn uống hợp lý, giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol là vô cùng quan trọng đối với những người bị gan nhiễm mỡ. Do đó, tránh xa các sản phẩm sữa bão hòa và không lành mạnh.

Người bị sỏi mật: Những người này chỉ có thể uống sữa tách kem

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.