Tốt cho bà bầu
Bên cạnh thành phần chính là chất đường, nước mía còn chứa nhiều canxi, sắt, kali, đồng, magie..., một trong những công dụng của nước mía đối với bà bầu là có chứa các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, tất cả đều rất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ bầu. Ngoài ra, trong nước mía còn cung cấp một lượng protein cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Tuy nhiên không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
Hạn chế ốm nghén
Uống một ly nước mía với một lát gừng có thể làm giảm triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Theo nghiên cứu, uống nước mía sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và giúp tăng cường thêm năng lượng trong giai đoạn mẹ bầu bị nghén.
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa. Ảnh minh họa: Internet
Chữa cúm an toàn cho bà bầu
Trong mía có chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống một số loại bệnh do virus gây ra, đặc biệt là cảm cúm khi có thai. Nếu mẹ bầu bị sốt thì không nên uống thuốc ngay mà có thể ăn mía hoặc uống nước mía để giảm cúm an toàn.
Chống mệt mỏi
Lượng đường glucose dồi dào trong nước mía giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng cho cơ thể bớt mệt mỏi trong những ngày nắng nóng.
Do đó, thay vì uống nước tăng lực bạn nên lựa chọn nước mía làm thức uống trong những ngày hè oi bức.
Ngăn ngừa ung thư
Nước mía là thực phẩm có tính kiềm nên có tác dụng ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả. Đặc biệt là bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Uống một ly nước mía với một lát gừng có thể làm giảm triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Theo nghiên cứu, uống nước mía sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và giúp tăng cường thêm năng lượng trong giai đoạn mẹ bầu bị nghén. Ảnh minh họa: Internet
Bảo vệ thận
Nhờ khả năng làm tăng mức protein trong cơ thể nên nước mía rất tốt cho thật.
Chỉ cần hòa nước mía với nước dừa hoặc một ít nước chanh là bạn đã có một thức uống lợi tiểu, giảm cảm giác bỏng rát khi đi tiểu.
Giải độc gan
Hàm lượng các chất chống oxy hóa có trong nước mía giúp đánh bại các bệnh viêm nhiễm và làm tăng cường họat động của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ gan và góp phần kiểm soát các sắc tố da cam.
Hỗ trợ tiêu hóa
Sự hiện diện của kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày và được xem như một loại thuốc chữa táo bón hiệu nghiệm.
Ngoài ra, nước mía còn giúp chống sâu răng, giúp cho móng chân, móng tay luôn được khỏe mạnh và giúp cơ thể phục hồi nhanh sau khi sốt.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để uống nước mía phát huy tối đa tác dụng và tránh nỗi lo về an toàn thực phẩm bạn chỉ nên uống loại nước này vào thời điểm khoảng 15 phút sau khi ép. Bởi nếu để quá lâu quá trình oxy hóa sẽ làm giảm sút hàm lượng dưỡng chất có trong nước mía.
Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc. Ảnh minh họa: Internet
Cải thiện tình trạng táo bón
Chất kali có trong nước mía được coi là một loại thuốc trị táo bón hiệu quả.
Kali giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm dạ dày cũng như nhiều cơ quan tiêu hóa khác - đây chính là công dụng của nước mía đối với cơ thể mà bạn cần ghi nhớ.
Tuy nhiên khi uống nước mía, cần lưu ý một số điều sau
Không nên để nước mía quá lâu trong tủ lạnh
Nước mía là thức uống quen thuộc và yêu thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng chú ý cách bảo quản loại đồ uống này. Nhiều người mua nước mía về nhưng chưa uống ngay hoặc vô tình quên mất. Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.
Ngoài ra, nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên nếu bảo quản quá lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người bị tiểu đường không nên uống nước mía, đặc biệt là nước mía quá lạnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách nước mía có khả năng chữa bệnh rất
Không uống khi đang sử dụng một số loại thuốc
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.