Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ nhiều văn bản quy định về an toàn thực phẩm

0:00 / 0:00
0:00
Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/11/2023.

Theo nội dung Thông tư số 17, Bộ Y tế đã sửa đổi, bổ sung một số Thông tư, Quyết định đã ban hành trước đó liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm bao gồm:

Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8//2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm;

Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 1/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng.

Thông tư số 49/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá.

Ngoài ra, Thông tư số 17/2023/TT-BYT đã bãi bỏ toàn bộ Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/04/ 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/ 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm".

Bên cạnh đó, Thông tư số 17/2023/TT-BYT đã bãi bỏ một phần 02 văn bản: Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành và Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.

Như vậy, việc ban hành Thông tư số 17/2023/TT-BYT là rất kịp thời nhằm sửa đổi, bãi bỏ các văn bản, quy định không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật giúp tiết kiệm thời gian, công sức, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý. Bảo đảm đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính.

Về điều khoản chuyên tiếp, Thông tư 17/2023/TT-BYT nêu rõ chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực ghi trong Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận hoặc hết thời hạn sử dụng của sản phâm; Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm sử dụng chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã thực hiện tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày Thông tư này có hiệu lực nếu không phù hợp với quy đinh tại Thông tư này thì tiếp tục dược sử dụng đến hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Về điều khoản tham chiếu, trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này sửa đổi bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.