Sự thật tàn nhẫn sau mỗi ly 'cà phê chồn'

Sự thật tàn nhẫn sau mỗi ly 'cà phê chồn'
Đằng sau những ly cà phê phân chồn giá từ 30 tới 100 USD là nạn ngược đãi động vật tàn nhẫn.

Sự thật tàn nhẫn sau mỗi ly 'cà phê chồn'

> Tận thấy cà phê chồn Buôn Ma Thuột đắt nhất hành tinh

> Thực đơn 10 món ăn 'trăm triệu' dành cho đại gia Việt 

Đằng sau những ly cà phê phân chồn giá từ 30 tới 100 USD là nạn ngược đãi động vật tàn nhẫn.

Đằng sau mỗi ly cà phê đắt tiền là sự thật tàn nhẫn về nạn ngược đãi động vật. Ở Indonexia, mỗi ly cà phê phân chồn cao cấp của Civet hay Kopi Luwak đều được bán với mức giá từ 30 USD đến 100 USD ở thị trường New York hoặc London.

Theo nghiên cứu thì những loại cà phê này được làm từ hạt cà phê tiết ra bởi những con chồn hoang dã châu Á. Hệ thống tiêu hoá của những chú chồn này sẽ mang lại cho cà phê Lopi Luwak một hương vị đậm nét, êm dịu hơn. Dù mang lại lợi nhuận lớn gấp nhiều lần so với cà phê thông thường, nhưng cũng không thể phủ nhận tín tàn nhẫn đằng sau bí kíp sản xuất cà phê này.

Mỗi ly cà phê phân chồn cao cấp của Civet hay Kopi Luwak đều được bán với mức giá từ 30 USD đến 100 USD ở thị trường New York hoặc London
Mỗi ly cà phê phân chồn cao cấp của Civet hay Kopi Luwak đều được bán với mức giá từ 30 USD đến 100 USD ở thị trường New York hoặc London.
 

Tờ Time đã tiết lộ, để có được sản lượng mong muốn, rất nhiều hãng cà phê giam cầm chồn trong lồng cũi, chỉ cho chúng ăn quả cà phê tươi. Những con chồn này phải sống trong kinh sợ, không được ăn uống lành mạnh. Loại động vật ăn tạp về đêm này gần như bị tra tấn về tinh thần, không ngừng gặm nhấm tứ chi, đến lúc không thể chịu đựng nổi nữa, sinh bệnh và chết.

Thương gia Tony Wild là người đã đưa thương hiệu cà phê chồn vào phương Tây từ năm 1991. Sau khi được xuất hiện trên show truyền hình của nữ hoàng MC Mỹ Oprah Winfrey, sản phẩm cà phê chồn đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Nhận thấy sự tàn nhẫn khi kiếm lời một cách tham lam từ sản phẩm này, Wild đã khởi xướng chiến dịch quảng cáo, thuyết phục người tiêu dùng ngừng tiêu thụ loại sản phẩm này.

Ông đã nói rằng:"Nhu cầu về mặt hàng này ngày càng tăng làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng theo, điều này khiến cho loài chồn đang bị bắt giữ trái phép, bị tước mất tự do, bị ép ăn quả cà phê quá lượng để có thể sản xuất cà phê hàng loạt, tôi rất hối tiếc vì rằng sự khám phá của tôi không ngờ lại dẫn đến sự kinh doanh tàn nhẫn dựa trên sự ngược đãi động vât như vậy".

Chủ tịch hiệp hôi Cà phê Civet Indonexia, Teguh Pribadi cũng ủng hộ ý kiến này, ông cho rằng:"Loài cầy hương Indo đang bị xử tệ, rất nhiều người nông dân không biết cách để nuôi giữ động vật này một cách đúng đắn". Vì vậy hiệp hội đang kiến nghị loài chồn phải được nuôi giữ trong chuồng với kích cỡ tối thiểu 20*15*25cm trong tối đa 6 tháng.

Ông Pribadi nói:"Chúng tôi còn khuyến khích người dân nên chú trọng hơn vào chất lượng của sản phẩm, không chăm chăm sao có số lượng thật nhiều".

Ở Indonexia, 1 kg hạt cà phê phân chồn đã sấy giá chừng 130 USD. Cà phê được đóng gói trong túi mạ vàng 24 carat và bạc Britannia, sau đó được bán ra với giá hơn 10.000 USD. Giá cả của mặt hàng này đắt đỏ như vậy là do cà phê được bắt nguồn từ động vật hoang dã, và lượng sản phẩm thu được ít và chậm.

Theo Phong Lâm
Therichest,Tri Thức

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.