Sự thật hàng hiệu nghìn đô ở Việt Nam

Sự thật hàng hiệu nghìn đô ở Việt Nam
Những câu chuyện mua sắm các sản phẩm hàng hiệu tại các TTTM (Trung tâm Thương mại) ở TP.HCM mà phóng viên ghi nhận.

Sự thật hàng hiệu nghìn đô ở Việt Nam

> Chiêu lừa mới qua ĐTDĐ

> Đi chợ thuốc kích dục vùng biên 

Những câu chuyện mua sắm các sản phẩm hàng hiệu tại các TTTM (Trung tâm Thương mại) ở TP.HCM mà phóng viên ghi nhận.

 Anh Vũ Ngọc Thái chia sẻ câu chuyện mua hàng hiệu với phóng viên VTV
Anh Vũ Ngọc Thái chia sẻ câu chuyện mua hàng hiệu với phóng viên VTV.
 

Anh Vũ Ngọc Thái ở Biên Hoà - Đồng Nai đã chi 35 triệu đồng để mua một chiếc túi xách nữ hiệu Salvatore Ferragamo - thương hiệu thời trang nổi tiếng của Italy tại TTTM Diamond Plaza - Quận 1 - TP.HCM. Tuy nhiên, chỉ 1 tuần sau, túi đã bị hỏng móc dây kéo, màu của đầu dây kéo có hiện tượng oxy hóa, đồng thời ở trong túi phụ có dấu bị sờn mặc dù chưa một lần sử dụng.

Bức xúc, vị khách hàng này đã nhiều lần gọi đến nhà phân phối độc quyền là Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh yêu cầu giải quyết. Sau những khó khăn để được gặp nhà phân phối, cuối cùng khách hàng cũng được bên bán giải quyết là đổi lại một chiếc túi khác. Thế nhưng, sau 2 tuần sử dụng thì tình trạng của chiếc túi hàng hiệu với giá hàng chục triệu đồng ấy cũng không khá hơn chiếc túi lúc đầu.

Anh Thái ngậm ngùi chia sẻ: “Cái thứ hai không hơn gì, tôi lại phải gọi điện lại và yêu cầu họ giải quyết nhưng cuối cùng không có kết quả. Bức xúc lắm, nhưng giờ mệt mỏi quá rồi, tôi để nó trong tủ coi như đó là bài học đắt giá cho mình. Họ bán hàng đắt tiền nhưng cung cách phục vụ lại quá rẻ tiền…”.

Một vụ việc khác là trường hợp anh Trần Hùng Anh ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. Anh cũng đã mất khá nhiều thời gian để đi khiếu nại cửa hàng Luxury Watch tại một trung tâm thương mại ở TP.HCM. Chiếc đồng hồ Thụy Sỹ thương hiệu Candino được anh mua với giá hơn 10 triệu đồng, nhưng sử dụng không bao lâu đồng hồ đã bị rơi kim gió đến 3 lần. Nghi ngờ đây là hàng kém chất lượng hoặc hàng giả mạo nên anh đã đi khiếu nại.

Trước các vụ việc tranh chấp chất lượng hàng hóa như vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng trên một phần do chủ đầu tư là các TTTM đặt áp lực nhanh lấy lại vốn nên việc cho thuê mặt bằng một cách dễ dãi cũng là một nguyên nhân. Mặt khác, do những mặt hàng chính hãng nhập khẩu thường phải đóng thuế rất cao, do đó, nếu các cửa hàng chỉ tập trung bán sản phẩm cao cấp thì sẽ bị quay vòng vốn chậm.

Bà Phan Thị Việt Thu – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TPHCM cho rằng: “Tôi thấy đang có sự nhập nhằng giữa hàng thật và hàng giả ngay trong các cửa hàng chính hãng. Trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều thể hiện trách nhiệm của ban quản lý trung tâm, trách nhiệm của chủ đầu tư - người cho thuê tòa nhà. Tuy nhiên, khi có tranh chấp xảy ra mà có báo cho ban quản lý thì họ cũng thờ ơ với trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Trước các thông tin mà chúng tôi đã phản ánh, lực lượng quản lý thị trường TP.HCM cũng thừa nhận, trong thời gian qua việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hiệu trong các TTTM chưa thật sự chặt chẽ. Lý do được đơn vị này đưa ra là lâu nay vẫn tin tưởng vào sự quản lý từ các hợp đồng mà các cửa hàng đã ký thuê với chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Trung Bính, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP.HCM khẳng định: “Nếu đúng là có những trường hợp như vậy thì chúng tôi ghi nhận và người tiêu dùng cứ gửi khiếu nại để chúng tôi xem xét xử lý…”.

Trách nhiệm giám sát, quản lý, xử lý trước tình trạng hàng hiệu kém chất lượng bày bán trong các trung tâm thương mại sẽ thuộc về Hải quan, QLTT, công an kinh tế hay ban quản lý và chủ đầu tư tòa nhà? Trái bóng trách nhiệm vẫn chưa có được câu trả lời cụ thể.

Niềm tin cuối cùng được người tiêu dùng đặt vào là lương tâm của người bán hàng, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan thực thi khi đã có Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Thế nhưng, có vẻ như đó vẫn là điều quá xa xôi.

Theo bà Phan Thị Việt Thu, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có một chương quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, có nghị định của Chính phủ hướng dẫn là mỗi quận huyện phải thành lập một đội để giải quyết nếu người tiêu dùng có các đơn thư khiếu nại khi mua hàng mà chất lượng không đúng hoặc mua hàng mà bị vi phạm quyền lợi. Thế nhưng, đến nay, cả thành phố cũng chưa thành lập được một đơn vị để xử lý vấn đề đó, còn các quận huyện thì đều thả nổi.

Thực tế này cho thấy, hiện nay khi đi mua sắm người tiêu dùng đang phải đánh liều hên xui.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Nhà nước đã và đang thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhằm khơi thông hàng hóa. Nhưng nếu thị trường vẫn tồn tại những con sâu làm rầu nồi canh, với cách buôn bán chỉ biết lợi nhuận trước mắt mà quên đi xây dựng thương hiệu lâu dài thì việc người tiêu dùng quay lưng với hàng hiệu nhập khẩu trong các TTTM cũng là điều dễ hiểu.

Với những sự việc vừa qua, bài học mà người tiêu dùng có thể rút ra được đó là khi đi mua hàng hiệu hay mua sản phẩm có giá trị lớn thì không được quên lấy những hóa đơn chứng từ khi mua hàng, để nếu không may mua phải hàng kém chất lượng còn có cơ sở đi khiếu kiện.

Theo Duy Ly
VTVNew

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG