Sứ mệnh khám phá sao Thủy sắp được “khai hỏa”

Sứ mệnh khám phá sao Thủy sắp được “khai hỏa”
TPO - Sứ mệnh BepiColombo do cơ quan vũ trụ Châu ÂU và Nhật Bản cùng thực hiện. BepiColombo sẽ điều tra cấu trúc bên trong, từ trường và thành phần bề mặt của hành tinh gần Mặt trời nhất, sao Thủy. 
Sao Thủy là hành tinh gần nhất đối với Mặt trời và lạ thay, thành phần chính của nó là kim loại. Chỉ có 30% hành tinh là đá, trái ngược với các hành tinh khác. BepiColombo sẽ tìm hiểu về cách hành tinh này được hình thành, thông qua việc nghiên cứu cấu trúc bên trong, từ trường và thành phần bề mặt Sao Thủy. Tàu BepiColombo bao gồm bốn phần, được xếp chồng lên nhau để phóng vào không gian: hai phi thuyền khoa học được ghép với một modun đẩy và một lá chắn bảo vệ cách nhiệt. Kết hợp lại, chúng cao 6,4 mét.
Sứ mệnh khám phá sao Thủy sắp được “khai hỏa” ảnh 1 Tranh do các họa sĩ minh họa hai phi thuyền thăm dò của BepiColombo, có nhiệm vụ khám phá từ trường và cấu tạo Sao Thủy sau chuyến du hành 7 năm. Nguồn ảnh: Esa / PA
Sau chuyến đi bảy năm để tiếp cận quỹ đạo của saoThủy, tên lửa đẩy và lớp cách nhiệt sẽ được tách ra khỏi tàu. Khi đó, hai phi thuyền khoa học sẽ bắt đầu nhiệm vụ thăm dò. Cơ quan thăm dò vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã chế tạo một phi thuyền và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chế tạo chiếc còn lại. Chúng sẽ thăm dò sao Thủy với quỹ đạo và cách tiếp cận khác nhau. Phi thuyền của Cơ quan thăm dò vũ trụ Nhật Bản sẽ tập trung vào từ trường của hành tinh và sự tương tác giữa nó với Mặt trời còn phi thuyền của Cơ quan Vũ trụ châu Âu sẽ tập trung vào thành phần cấu tạo của chính Sao Thủy. Sứ mệnh này được đặt tên theo nhà toán học và kỹ sư người Ý Giuseppe Colombo, vì ông đã xác định được quỹ đạo để tiếp cận và bay quanh Sao Thủy vào những năm 1970. Dự kiến thời gian để bay quanh quỹ đạo hành tinh này là ít nhất một năm.
Theo The Guardian
MỚI - NÓNG