Sự cố thủy điện Sông Bung 2 do tích nước trái quy trình?

Sự cố vỡ van đường dẫn thủy điện Sông Bung 2 khiến hai công nhân mất tích và cùng nhiều tài sản của người dân bị cuốn trôi.
Sự cố vỡ van đường dẫn thủy điện Sông Bung 2 khiến hai công nhân mất tích và cùng nhiều tài sản của người dân bị cuốn trôi.
TPO - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Nam - ông Nguyễn Quang Thử cho rằng chủ đầu tư thủy điện Sông Bung 2 chưa hoàn tất một số yêu cầu theo công văn thống nhất chủ trương cho tích nước của UBND tỉnh, đồng thời chưa báo cáo cụ thể mà đã tự ý cho tích nước.

Cụ thể, tại văn bản số 4036 do UBND tỉnh ban hành ngày 23/8 về việc tích nước hồ chứa thủy điện Sông Bung 2, UBND thống nhất chủ trương cho đơn vị này tích nước nhưng kèm theo điều kiện phải tiến hành nghiệm thu và có chứng nhận an toàn đập theo quy định số 209/2004/NĐ-CP, đồng thời phối hợp với UBND và các cơ quan chức năng các huyện tiến hành họp nhân dân thông báo thời gian tích nước, có phương án phòng chống lũ cho nhân dân vùng thượng, hạ lưu công trình khi có lũ và sự cố công trình xảy ra cũng như phương án bảo vệ đập. 

Sở Công thương, Sở TNMT, NN&PTNT cùng UBND các huyện Nam Giang, Tây Giang được giao nhiệm vụ theo dõi, giám sát và giúp chủ đầu tư thực hiện các quy định để báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo. Tuy nhiên, khi tiến hành tích nước, chủ đầu tư chưa gửi văn bản đề nghị tích nước, thời điểm cụ thể và cũng không có giấy chứng nhận an toàn đập theo yêu cầu.

Ông Ngô Việt Hải - Tổng Giám đốc Công ty Phát điện 2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đơn vị chủ đầu tư dự án khẳng định đã làm tất cả các trình tự thủ tục, sau đó mời Sở Công thương lên kiểm tra hồ sơ pháp lý, Sở này sau khi đã kiểm tra tất cả hồ sơ pháp lý đã đồng ý cho tổ chức nghiệm thu các hạng mục công trình chính.

“Trên cơ sở đó chúng tôi đã gửi UBND tỉnh đề nghị tích nước. Sở TNMT được UBND tỉnh giao kiểm tra, sau đó có văn bản đề nghị UBND tỉnh đồng ý cho tích nước. UBND tỉnh đã ra văn bản thống nhất cho tích nước kèm một số điều kiện, do đó không thể nói là không có văn bản cho tích nước” – ông Hải nói 

Theo trình tự thủ tục của Nghị định 15 (thay thế cho Nghị định 209, việc chọn ngày nào và phương án tích nước sau khi được UBND tỉnh đồng ý cho tích nước là việc của chủ đầu tư. Ngoài ra, Nghị định mới cũng không yêu cầu phải nộp giấy chứng nhận an toàn đập”, ông Hải phản bác.

Trước đó, như Tiền Phong đã thông tin, lúc 16h 25 phút ngày 13/9 tại thủy điện Sông Bung 4 (huyện Nam Giang, Quảng Nam) xảy ra sự cố vỡ của van hầm dẫn dòng khiến hai công nhân bị cuốn trôi, cùng hàng chục xe ô tô, máy múc, máy móc thiết bị. Nhiều ngôi nhà và tài sản của người dân các xã gần đó cũng bị cuốn trôi.

MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.