Trước tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát mạnh trên cả nước, bệnh dịch này khiến nhiều phụ nữ mang thai lo lắng. Để tìm hiểu về dịch bệnh này và nguy cơ với thai nhi, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với BS. Hồ Văn Thu - chuyên khoa Sản phụ, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội.
PV - Thưa bác sĩ, sốt xuất huyết ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
BS. Hồ Văn Thu: Theo các phương tiện truyền thông, Hà Nội và các vùng lân cận có số ca mắc SXH tăng 400% so với cùng kỳ năm ngoái, số người mắc ngày càng tăng.
Nếu bị SXH trong thời kỳ mang thai, bạn có nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn. Điều này có thể do hệ miễn dịch của cơ thể bạn suy yếu hơn trong thời gian mang thai. Vì vậy, bạn có thể phải nhập viện điều trị nếu bị SXH trong thời kỳ này. Thế nhưng trên thực tế, hầu hết các sản phụ đều không tiến triển bệnh nặng hơn thậm chí trong thời kỳ mang thai.
Sản phụ mắc SXH trong thời kỳ mang thai có nguy cơ gặp các biến chứng thai kỳ nguy hiểm, như tiền sản giật, sinh non, thai nhẹ cân, sẩy thai và suy thai cấp trong chuyển dạ. Các số liệu thống kê cũng cho thấy sự gia tăng số sản phụ bị SXH phải mổ đẻ. SXH thường làm giảm tiểu cầu vì thế trong thời gian mang thai, người mẹ có nguy cơ bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến thiếu máu cần truyền máu.
PV - Nếu tôi bị SXH trong thời kỳ mang thai, con tôi có bị ảnh hưởng gì không?
BS. Hồ Văn Thu: Đến nay chưa có bằng chứng khoa học chứng minh SXH có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi. Nhìn chung, nguy cơ lây từ mẹ sang thai nhi là rất thấp, nhưng nguy cơ có thể tăng ở giai đoạn cuối của thai kỳ.
Nếu mẹ bị SXH khi sinh thì trẻ có thể mắc SXH trong 2 tuần đầu đời. Lúc này khó có thể xác định trẻ có bị mắc SXH hay không và bạn nên để ý những dấu hiệu, như: Sốt cao (≥40 độ C); Hoặc thân nhiệt hạ (< 36 độ C); Khó chịu, buồn ngủ, kích thích vật vã hoặc bỏ ăn; Phát ban…
PV - SXH được điều trị như thế nào, việc điều trị có an toàn cho thai kỳ không?
BS. Hồ Văn Thu: Hiện không có vắc xin và thuốc kháng vi-rút SXH đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị là làm giảm các triệu chứng.
Các triệu chứng thường có thể điều trị bằng dùng Paracetamol và được coi là an toàn cho phụ nữ có thai. Hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và theo dõi bệnh, ăn nhiều hoa quả và nghỉ ngơi hợp lý. Những trường hợp nặng có thể phải điều trị nội trú và truyền dịch, nếu cần thiết có thể phải truyền máu.
Hầu hết các trường hợp nặng có thể hồi phục hoàn toàn và ra viện trong một vài ngày nếu được điều trị. Nếu không được điều trị, SXH nặng có thể gây tử vong cho tới 40% các trường hợp.
PV - Nếu bị mắc SXH sẽ có những biểu hiện gì để nhận biết?
BS. Hồ Văn Thu: Chúng ta đều biết rằng SXH truyền bệnh qua muỗi Aedes aegypti, loại muỗi vằn nhỏ đẻ trứng trong vùng nước đọng. Vùng nước tù đọng có rất nhiều ở Hà Nội và các vùng xung quanh, đặc biệt vào mùa mưa. Vùng nước đọng không nhất thiết là hồ, ao, mà một lọ hoa hay bệ xí trong phòng vệ sinh không được rửa thường xuyên cũng có thể là nơi cho muỗi đẻ trứng. Muỗi có xu hướng đốt vào ban ngày và thường vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
Ai cũng có thể bị SXH, và đa số có triệu chứng nhẹ giống như cúm, tuy nhiên bạn có thể bị nặng nếu trước kia đã từng bị SXH. Nhìn chung, người bị SXH sẽ có biểu hiện, như: Sốt, đau đầu, đau nhức xương khớp và buồn nôn sau khi bị muỗi đốt khoảng ba ngày. Hầu hết các trường hợp SXH đều có thể tự khỏi và người bệnh sẽ thấy khỏe trở lại sau khoảng hai tuần.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết để có thể nhận biết các biểu hiệu nặng của bệnh, thường xuất hiện trong thời gian từ 3 đến 7 ngày sau những biểu hiện ban đầu, như: Sốt liên tục; Đau bụng dữ dội và dai dẳng; Nôn mửa liên tục và nôn lẫn máu; Thở nhanh; Chảy máu chân răng; Mệt mỏi…
Những người bị SXH nặng có thể bị giảm huyết áp đột ngột, hay còn gọi là Hội chứng Sốc SXH. Biểu hiện của Sốc SXH gồm: Da lạnh, ẩm; Mạch nhanh và yếu; Miệng khô; Lưu lượng nước tiểu giảm; Thở gấp…
PV - Vậy cần làm gì để phòng tránh SXH cho bản thân và gia đình?
BS. Hồ Văn Thu: Cách bảo vệ bản thân tốt nhất là đảm bảo không bị muỗi truyền bệnh cắn. Muỗi sinh đẻ trong vùng nước đọng, do vậy bạn nên làm sạch nước trong lọ hoa, bình chậu hoặc thùng chứa nước gần nhà. Che chắn các vùng thoát nước hở, kiểm tra các ổ gà hoặc rãnh nước mưa gần nhà.
Bạn cũng có thể tránh muỗi cắn bằng cách: Mặc đồ bảo hộ - quần áo dài là tốt nhất; Ở những nơi có nhiệt độ thấp – muỗi không sinh trưởng ở nơi có nhiệt độ thấp; Mắc màn để tránh bị muỗi cắn; Dùng lưới che cửa sổ, cửa ra vào; Sử dụng các loại thuốc chống muỗi
Thuốc chống muỗi hoá học nói chung được xem là an toàn trong thời kỳ mang thai, tuy nhiên nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm về khoảng cách giữa các lần phun xịt. Trên đây là những cách hiệu quả giúp bạn tránh bị bị muỗi đốt, tuy nhiên chúng thường chỉ có hiệu quả trong vài giờ.
BS. Hồ Văn Thu: Theo các phương tiện truyền thông, Hà Nội và các vùng lân cận có số ca mắc SXH tăng 400% so với cùng kỳ năm ngoái, số người mắc ngày càng tăng.
Nếu bị SXH trong thời kỳ mang thai, bạn có nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn. Điều này có thể do hệ miễn dịch của cơ thể bạn suy yếu hơn trong thời gian mang thai. Vì vậy, bạn có thể phải nhập viện điều trị nếu bị SXH trong thời kỳ này. Thế nhưng trên thực tế, hầu hết các sản phụ đều không tiến triển bệnh nặng hơn thậm chí trong thời kỳ mang thai.
Sản phụ mắc SXH trong thời kỳ mang thai có nguy cơ gặp các biến chứng thai kỳ nguy hiểm, như tiền sản giật, sinh non, thai nhẹ cân, sẩy thai và suy thai cấp trong chuyển dạ. Các số liệu thống kê cũng cho thấy sự gia tăng số sản phụ bị SXH phải mổ đẻ. SXH thường làm giảm tiểu cầu vì thế trong thời gian mang thai, người mẹ có nguy cơ bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến thiếu máu cần truyền máu.
PV - Nếu tôi bị SXH trong thời kỳ mang thai, con tôi có bị ảnh hưởng gì không?
BS. Hồ Văn Thu: Đến nay chưa có bằng chứng khoa học chứng minh SXH có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi. Nhìn chung, nguy cơ lây từ mẹ sang thai nhi là rất thấp, nhưng nguy cơ có thể tăng ở giai đoạn cuối của thai kỳ.
Nếu mẹ bị SXH khi sinh thì trẻ có thể mắc SXH trong 2 tuần đầu đời. Lúc này khó có thể xác định trẻ có bị mắc SXH hay không và bạn nên để ý những dấu hiệu, như: Sốt cao (≥40 độ C); Hoặc thân nhiệt hạ (< 36 độ C); Khó chịu, buồn ngủ, kích thích vật vã hoặc bỏ ăn; Phát ban…
PV - SXH được điều trị như thế nào, việc điều trị có an toàn cho thai kỳ không?
BS. Hồ Văn Thu: Hiện không có vắc xin và thuốc kháng vi-rút SXH đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị là làm giảm các triệu chứng.
Các triệu chứng thường có thể điều trị bằng dùng Paracetamol và được coi là an toàn cho phụ nữ có thai. Hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và theo dõi bệnh, ăn nhiều hoa quả và nghỉ ngơi hợp lý. Những trường hợp nặng có thể phải điều trị nội trú và truyền dịch, nếu cần thiết có thể phải truyền máu.
Hầu hết các trường hợp nặng có thể hồi phục hoàn toàn và ra viện trong một vài ngày nếu được điều trị. Nếu không được điều trị, SXH nặng có thể gây tử vong cho tới 40% các trường hợp.
PV - Nếu bị mắc SXH sẽ có những biểu hiện gì để nhận biết?
BS. Hồ Văn Thu: Chúng ta đều biết rằng SXH truyền bệnh qua muỗi Aedes aegypti, loại muỗi vằn nhỏ đẻ trứng trong vùng nước đọng. Vùng nước tù đọng có rất nhiều ở Hà Nội và các vùng xung quanh, đặc biệt vào mùa mưa. Vùng nước đọng không nhất thiết là hồ, ao, mà một lọ hoa hay bệ xí trong phòng vệ sinh không được rửa thường xuyên cũng có thể là nơi cho muỗi đẻ trứng. Muỗi có xu hướng đốt vào ban ngày và thường vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.
Ai cũng có thể bị SXH, và đa số có triệu chứng nhẹ giống như cúm, tuy nhiên bạn có thể bị nặng nếu trước kia đã từng bị SXH. Nhìn chung, người bị SXH sẽ có biểu hiện, như: Sốt, đau đầu, đau nhức xương khớp và buồn nôn sau khi bị muỗi đốt khoảng ba ngày. Hầu hết các trường hợp SXH đều có thể tự khỏi và người bệnh sẽ thấy khỏe trở lại sau khoảng hai tuần.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết để có thể nhận biết các biểu hiệu nặng của bệnh, thường xuất hiện trong thời gian từ 3 đến 7 ngày sau những biểu hiện ban đầu, như: Sốt liên tục; Đau bụng dữ dội và dai dẳng; Nôn mửa liên tục và nôn lẫn máu; Thở nhanh; Chảy máu chân răng; Mệt mỏi…
Những người bị SXH nặng có thể bị giảm huyết áp đột ngột, hay còn gọi là Hội chứng Sốc SXH. Biểu hiện của Sốc SXH gồm: Da lạnh, ẩm; Mạch nhanh và yếu; Miệng khô; Lưu lượng nước tiểu giảm; Thở gấp…
PV - Vậy cần làm gì để phòng tránh SXH cho bản thân và gia đình?
BS. Hồ Văn Thu: Cách bảo vệ bản thân tốt nhất là đảm bảo không bị muỗi truyền bệnh cắn. Muỗi sinh đẻ trong vùng nước đọng, do vậy bạn nên làm sạch nước trong lọ hoa, bình chậu hoặc thùng chứa nước gần nhà. Che chắn các vùng thoát nước hở, kiểm tra các ổ gà hoặc rãnh nước mưa gần nhà.
Bạn cũng có thể tránh muỗi cắn bằng cách: Mặc đồ bảo hộ - quần áo dài là tốt nhất; Ở những nơi có nhiệt độ thấp – muỗi không sinh trưởng ở nơi có nhiệt độ thấp; Mắc màn để tránh bị muỗi cắn; Dùng lưới che cửa sổ, cửa ra vào; Sử dụng các loại thuốc chống muỗi
Thuốc chống muỗi hoá học nói chung được xem là an toàn trong thời kỳ mang thai, tuy nhiên nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm về khoảng cách giữa các lần phun xịt. Trên đây là những cách hiệu quả giúp bạn tránh bị bị muỗi đốt, tuy nhiên chúng thường chỉ có hiệu quả trong vài giờ.
PV - Xin cảm ơn ông!
BS. Hồ Văn Thu là bác sĩ chuyên khoa Sản phụ của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH). Cùng với đội ngũ chuyên gia y tế của bệnh viện, BS. Thu đã và đang theo dõi cũng như đỡ đẻ thành công có nhiều thai kỳ bình thường và phức tạp trong hơn 20 năm qua.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn đặt hẹn khám với các bác sĩ sản khoa của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, vui lòng liên hệ theo số: 84 - 24.3577.1100, hoặc Email: contact@hfh.com.vn