'Sốt đất' ăn theo tin đồn sân bay, khôi phục nguyên trạng dự án 'hot' lấn vịnh

TPO - Sân bay còn nằm trên giấy, cò đất thổi giá tạo sốt ảo; Lo mất thêm tiền, người dân Thủ đô đổ xô đi xóa nợ tiền sử dụng đất; Bình Thuận không đồng ý 'xén' đất rừng làm khu phức hợp hơn 6.000 tỷ đồng... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.

Sân bay còn nằm trên giấy, cò đất thổi giá tạo sốt ảo

Ngay sau khi nghe tin Bình Phước xây dựng sân bay tại huyện Hớn Quản, nhiều đối tượng đầu cơ, môi giới đất đai trong và ngoài tỉnh đã ùn ùn kéo về đây đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so với giá thực tế để tạo cơn "sốt đất ảo", gây náo loạn thị trường.

'Sốt đất' ăn theo tin đồn sân bay, khôi phục nguyên trạng dự án 'hot' lấn vịnh ảnh 1 Khắp nơi ở huyện Hớn Quản chật kín người đi "săn" đất.

Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Hớn Quản cho biết, đây chỉ là sân bay lưỡng dụng phục vụ chủ yếu cho mục đích quốc phòng nên khuyến cáo nhà đầu tư cẩn trọng khi xuống tiền, tránh những hệ lụy về sau. (Xem chi tiết)

Lo mất thêm tiền, người dân Thủ đô đổ xô đi xóa nợ tiền sử dụng đất

'Sốt đất' ăn theo tin đồn sân bay, khôi phục nguyên trạng dự án 'hot' lấn vịnh ảnh 2 Rất đông người dân đến Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - Chi nhánh khu vực Ba Đình - Hoàn Kiếm - Đống Đa số 10 Đặng Dung để làm thủ tục xóa nợ tiền sử dụng đất.

Theo quy định mới, sau ngày 1/3 tới những trường hợp trả nợ tiền sử dụng đất phải nộp số tiền cao hơn theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Do đó, những ngày gần đây người dân trên địa bàn Thủ đô đổ xô đến các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai của Hà Nội để xóa nợ tiền sử dụng đất. (Xem chi tiết)

Bình Thuận không đồng ý 'xén' đất rừng làm khu phức hợp hơn 6.000 tỷ đồng

UBND huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) mới đây có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho ý kiến về dự án khu phức hợp Centraland với quy mô là 771,29ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6.170 tỷ đồng tại xã Hoà Thắng của Công ty CP Kinh doanh Địa ốc Centraland (Công ty Centraland).

'Sốt đất' ăn theo tin đồn sân bay, khôi phục nguyên trạng dự án 'hot' lấn vịnh ảnh 3 Bình Thuận không đồng ý 'xén' đất rừng làm khu phức hợp hơn 6.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa.

Theo đó, UBND huyện Bắc Bình không thống nhất chủ trương đầu tư dự án khu phức hợp Centraland tại vị trí khu 2 với diện tích hơn 107ha do có nguồn gốc là đất quy hoạch 3 loại rừng và có một phần diện tích nằm trong di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh Bàu Trắng. (Xem chi tiết)

Lấn chiếm vịnh trái phép, chủ dự án BĐS 'hot' nhất Vân Đồn buộc trả nguyên trạng

Lãnh đạo UBND huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) khẳng định, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phương Đông - chủ đầu tư dự án Khu đô thị Phương Đông (xã Đông Xá) buộc phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu sau khi ngang nhiên đổ hàng chục nghìn khối đất đá lấn chiếm vịnh Bái Tử Long gây bức xúc dư luận những ngày vừa qua.

'Sốt đất' ăn theo tin đồn sân bay, khôi phục nguyên trạng dự án 'hot' lấn vịnh ảnh 4 Cty Phương Đông ngang nhiên đổ hàng chục nghìn khối đất đá lấn chiếm vịnh Bái Tử Long.
Trước đó, lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp, lực lượng chức năng phải căng mình chống dịch, chủ đầu tư dự án Khu đô thị Phương Đông, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phương Đông đã ngang nhiên đổ hàng chục nghìn khối đất đá lấn chiếm khoảng 16.000m2 vịnh Bái Tử Long khiến người dân địa phương bức xúc. (Xem chi tiết)Cận cảnh loạt 'đất vàng' TTCP kiến nghị Bộ Công an điều tra sai phạm
'Sốt đất' ăn theo tin đồn sân bay, khôi phục nguyên trạng dự án 'hot' lấn vịnh ảnh 5 TTCP xác định, tại cơ sở nhà, đất số 177 Hai Bà Trưng (quận 3, TPHCM) và số 56 Nguyễn Du (Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tập đoàn Công nghiệp cao su cho một số đơn vị thuê một phần diện tích làm văn phòng làm việc là chưa phù hợp quy định của Luật đất đai 2013.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo Cơ quan điều tra xác minh, xử lý theo quy định đối với vi phạm trong quản lý sử dụng nhà đất của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp và Tổng công ty Chè Việt Nam khi có hàng loạt khu "đất vàng” rơi vào tay tư nhân bằng hình thức cho thuê, hợp tác nằm ở vị trí đắc địa đang bị sử dụng sai quy định... tại các thành phố lớn trong đó có TPHCM. (Xem chi tiết)

Bộ Xây dựng nói gì về tình trạng rộ dự án ‘ma’ lừa đảo người dân?

Theo Bộ Xây dựng, tại một số địa phương, trong một số thời điểm vẫn xảy ra tình trạng một số tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, lập nên các dự án không có thực, các dự án chưa đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh (dự án ma) để lừa đảo người dân, đã và đang gây bức xúc, bất bình xã hội, gây mất trật tự ở nhiều tỉnh, thành phố.

'Sốt đất' ăn theo tin đồn sân bay, khôi phục nguyên trạng dự án 'hot' lấn vịnh ảnh 6 Tình trạng dự án "ma", lừa đảo, chây ì... nở rộ tại nhiều địa phương gây bức xúc dư luận. Trong ảnh: Biển quảng cáo với những hình ảnh hấp dẫn nhưng không đúng sự thật về khu dân cư (thôn Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).

“Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có nhiều nhưng chủ yếu là do thông tin về quy hoạch, dự án... chưa được kịp thời, công khai, minh bạch dẫn đến một số tổ chức, cá nhân lợi dụng để quảng bá, cung cấp thông tin sai sự thật nhằm trục lợi; do hành vi vi phạm chưa được kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh; việc xử lý và công khai việc xử lý hành vi vi phạm để cảnh tỉnh, răn đe và cho người dân biết, hiểu chưa kịp thời...”, Bộ Xây dựng cho hay. (Xem chi tiết)

Duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu đô thị lấn biển Cần Giờ-TPHCM gần 3.000 ha

'Sốt đất' ăn theo tin đồn sân bay, khôi phục nguyên trạng dự án 'hot' lấn vịnh ảnh 7 Khu đô thị lấn biển Cần Giờ đã được duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với quy mô của đại đô thị gần 3.000 ha.

Khu đô thị lấn biển Cần Giờ rộng gần 3.000 ha với 5 phân khu có các chức năng như du lịch nghỉ dưỡng, hội nghị, đô thị thông minh, nhà ở, khách sạn..., vừa được cơ quan chức năng TPHCM phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. (Xem chi tiết)

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.