Sống thử chán chê, bạn trai đòi bỏ

Sau ba năm chung sống như vợ chồng và tôi đã lo lắng cho anh về vật chất chừng đó thời gian, anh bỗng một ngày thay tính đổi nết.

Tôi và anh yêu nhau được một năm thì anh gạ sống thử. Ban đầu tôi còn ngại ngần vì nghĩ, khi đã sống thử là trao thân, trao hết mọi thứ và chấp nhận mất danh dự với người xung quanh. Khi đó, tôi không dám nhận lời anh. Nhưng sau anh nói, cứ chuyển đến một xóm trọ nào đó, nói là vợ chồng. Bạn bè không biết thế là được.

Tôi nghe xuôi xuôi và cũng suy nghĩ, nếu như không sống cùng anh, ngày nào anh cũng tới phòng trọ của tôi ăn cơm. Có khi trời mưa, anh xin ngủ lại, và cứ thế, một tháng diễn ra vài lần. Tôi nhẩm tính, so đo trong đầu mọi thứ, cả hai đứa phải trả tiền nhà, tiền xe cộ, mà thu nhập thì không được là bao, nếu dọn về sống chung chắc cũng đỡ vài phần. Thế là tôi gật đầu dọn về ở với anh.

Ban đầu, hai đứa kiếm tiền và để ra một quỹ tiết kiệm riêng dùng làm tiền nhà, tiền ăn và tiền sinh hoạt. Tôi cũng chăm lo anh từng ly, từng tí nhưng hai đứa xác định, khi nào làm được có vốn, tích ra, để thuê một căn hộ lớn hơn thì tính chuyện cưới xin. Thế là, chúng tôi cứ sống thử như vậy và cố gắng chắt bóp chi tiêu.

Tuy nhiên lương chẳng được bao nhiêu nên chỉ chi tiêu trong gia đình đã hết, không có chuyện tiết kiệm được tiền thuê nhà to hơn. Được khoảng hơn nửa năm thì anh không còn đưa tiền cho tôi nữa, hoặc là có đưa thì đưa ít hơn, thi thoảng lại hỏi vì có việc đột xuất. Thế là, tiền tiết kiệm càng ngày càng ít, thậm chí là không có xu nào, chỉ sống qua ngày cho xong việc. Thành ra tiền chi tiêu sinh hoạt, trả tiền nhà, toàn tôi lo.

Sống thử chán chê, bạn trai đòi bỏ ảnh 1

Ảnh minh họa: Centere.

Sau ba năm chung sống như vợ chồng và tôi đã lo lắng cho anh về vật chất, kinh tế suốt chừng đó thời gian, anh bỗng một ngày thay tính đổi nết. Anh không còn hay về ăn cơm cùng tôi và hay đi sớm về tối. Anh hay cáu gắt, thậm chí còn ca thán chuyện không tiền của, nhà cửa thì chật chội khó chịu.

Anh hay nói bóng nói gió về chuyện chuyển ra ở riêng, vì bạn bè anh dạo này hay muốn tới nhà ăn nhậu. Họ biết anh sống thử với tôi thì không tốt. Anh giận hờn vô cớ nhưng lại hay chỉn chu khi đi làm. Anh trốn tránh chuyện gối chăn khi sống thử, cứ về khuya và đi sớm, có khi cả tuần không nhìn mặt tôi một lần. Tôi buồn lắm, nghĩ rằng anh đã thay lòng.

Và đúng là như thế thật. Vào một buổi chiều, anh đi làm về sớm và nói không còn yêu tôi nữa, anh muốn chia tay. Lý do không còn yêu là hợp lý nhất, vì quả thật, có thể từng đó thời gian sống chung anh đã quá chán nản. Tôi đau khổ vô cùng. Vậy là sống thử với nhau thì tình yêu đã hết?

Tôi chấp nhận lời chia tay vì xem ra anh không còn thiết tha gì khi tôi giải thích rồi nói về tình cảm của mình. Thái độ mấy tháng nay của anh, việc ăn uống hằn học nhà cửa cũng chỉ là cái cớ để anh bỏ tôi mà thôi.

Nhưng chuyện còn đau khổ hơn nhiều vì sau vài tháng chia tay, anh nói sẽ cưới vợ. Người anh lấy là một cô gái khá xinh xắn, là do bạn anh giới thiệu, đó là người thích anh từ lâu. Sau này khi biết cô ấy có cả nhà trên thủ đô nên anh ưng thuận ngay. Lấy vợ lấy cả nhà, anh có nơi ăn chốn ở, không phải đi trọ chật vật nữa và cũng không phải tiết kiệm từng nghìn. Nghe anh nói mà tôi chua xót. Tôi không thể hình dung ra một người đã cùng tôi thề non hẹn biển, người đã chung chăn gối, đã sát cánh và ở bên anh những lúc khó khăn, hy sinh cho anh đủ thứ? Vậy mà anh lại quay lưng lại như vậy? Tôi đã biết có nhiều câu chuyện về việc sống thử và hậu quả của nó, nhưng tôi không ngờ việc này lại rơi đúng vào tôi? Giờ tôi không biết mình sẽ phải sống tiếp ra sao?

Theo Ngôi sao
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.