Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc, từ ngày 13 đến sáng ngày 16/10, trên địa bàn các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên- Huế đã có mưa to đến rất to.
Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị có tổng lượng mưa từ 200 - 300 mm; tại Quảng Bình, Hà Tĩnh tổng lượng mưa từ 400 – 600 mm, nhiều khu vực mưa trên 800mm, đặc biệt ở Mai Hóa (Quảng Bình) mưa 949mm; Nghệ An tổng lượng mưa từ 100 - 250 mm.
Mưa lớn đã làm mực nước lũ trên các sông lên nhanh, nhiều sông tại Hà Tĩnh và Quảng Bình lên mức xấp xỉ lũ lịch sử, gây ngập úng diện rộng, nhiều tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ và đường giao thông bị ngập sâu, đường sắt Bắc-Nam đi qua khu vực tỉnh Quảng Bình đã bị ngập nhiều đoạn, cản trở, ách tắc giao thông.
Đến nay, mưa lũ đã làm 21 người chết (Nghệ An 2 người, Hà Tĩnh 2 người, Quảng Bình 15 người, Huế 2 người). Có 8 người mất tích, thì Quảng Bình có 7 người, Hà Tĩnh 1 người. Mưa lũ cũng làm tới 18 người bị thương, trong đó Quảng Binh 13 người. Đến nay, tổng số nhà bị ngập, hư hỏng cũng lên đến gần 100.400 nhà.
Trong khi đó, trên biển, khoảng 16 giờ hôm nay 16/10, bão số 7 đang nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 620km về phía đông, với sức gió mạnh cấp 13, giật cấp 16.
Dự báo trong khoảng 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 16 giờ ngày 17/10, bão tiến đến phía đông khu vực phía đông quần đảo Hoàng Sa, với sức gió mạnh mạnh cấp 14, giật cấp 16-17.
Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) là phía bắc Vĩ tuyến 14 và phía đông Kinh tuyến 110.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km. Đến 16 giờ ngày 18/10, vị trí tâm bão khu vực phía nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), với gió mạnh cấp 14, giật cấp 16-17.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực bắc biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 16-17. Biển động dữ dội.
Theo Ban đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, đây là cơn bão mạnh, diễn biến phức tạp, trái mùa đối với khu vực Bắc bộ và xảy ra trong bối cảnh mưa lũ liên tiếp, kéo dài trong nhiều ngày ở Bắc Trung Bộ, các hồ chứa đã tích nước ở mức cao và đầy; diện tích cây trồng màu vụ Đông đã gieo trồng rất lớn...
Hiện lượng nước trong các hồ thủy lợi, thủy điện tăng lên rất nhanh do ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua. Vì vậy, nguy cơ rủi ro về an toàn hồ chứa do ảnh hưởng của mưa, lũ sau bão số 7 là rất lớn.
Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tại lưu ý, nhiều tàu thuyền đã neo đậu tại bến nhiều ngày do ảnh hưởng của bão số 6 và áp thấp nhiệt đới nên tâm lý chủ quan của ngư dân muốn tiếp tục ra khơi sản xuất.
Ngoài ra, các sự cố đứt neo, chìm tàu của 5 tàu chở hàng Clinke (công ty Trường Thành) tại cửa Gianh gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Hiện các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm 5 người mất tích.
Đồng thời, yêu cầu các cơ quan, đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tính toán ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão triển khai tính toán theo thời gian thực đối với cơn bão số 7 để xác định vùng có nguy cơ ngập, mức độ ngập làm cơ sở để hỡ trợ quyết định chỉ đạo việc sơ tán, di dời dân đến nơi an toàn.
Các địa phương rà soát phương án sơ tán dân đã xây dựng tương ứng với các kịch bản ứng phó với bão mạnh, siêu bão để chủ động triển khai thực hiện phù hợp với diễn biến bão và thực tế.
>>Cập nhật mới nhất về mưa lũ: 24 người chết, nguy cơ chồng lũ
>>Mưa lũ làm 11 người chết, 72.506 ngôi nhà bị ngập nước
>>Lũ chưa rút, hàng ngàn dân leo nóc nhà chờ tiếp tế
>>Đề nghị hỗ trợ gạo cứu đói khẩn cấp cho người dân vùng ngập lũ
>>Nước sông Lam dâng cao, người dân hoang mang chạy lũ