Sở GD&ĐT TPHCM đề xuất gì để phát triển giáo dục?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sở GD&ĐT TPHCM có 13 đề xuất với UBND TP Thủ Đức và 21 quận, huyện; 6 đề xuất với UBND TPHCM nhằm gấp rút triển khai xây dựng trường lớp, đáp ứng yêu cầu, quy mô phát triển giáo dục tại TPHCM.

Các đề xuất, kiến nghị này dự kiến công bố tại hội nghị giao ban công tác xây dựng trường học năm 2022 được tổ chức cuối tuần này.

Sở GD&ĐT TPHCM đề xuất gì để phát triển giáo dục? ảnh 1

Sĩ số học sinh đông đang là rào cản phát triển giáo dục tại TPHCM

Cụ thể, đối với UBND TP Thủ Đức và 21 quận, huyện, Sở GD&ĐT TPHCM đề xuất thường xuyên rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp, trang thiết bị cho các bậc học mầm non, phổ thông trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trong tình hình nguồn vốn ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, quỹ đất sạch còn hạn chế nhằm đảm bảo chỉ tiêu đến năm 2025 đạt 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học...

Đối với các quận, huyện có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh hoặc đang trong quá trình đô thị hóa cao, khó khăn về cơ sở vật chất, sĩ số cao; tỉ lệ học 2 buổi/ngày thấp, cần kiểm soát chặt chẽ tình hình nhập cư tránh làm phá vỡ các đồ án quy hoạch đã phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được phê duyệt, đề xuất đầu tư phát triển theo phương án liên phường, bố trí theo địa bàn khu vực.

Đặc biệt, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết xây dựng để đảm bảo tính khả thi về mặt bằng trong việc có đất sạch để triển khai xây dựng các dự án trường học trong thời gian sớm nhất. Rà soát, xây dựng lộ trình sắp xếp lại các cơ sở giáo dục theo hướng dồn ghép, xóa các điểm trường lẻ không đủ các điều kiện cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng và các điều kiện cho định hướng hướng phát triển ngành giáo dục.

Đối với các sở, ngành và UBND TPHCM, Sở GD&ĐT đề xuất chỉ đạo, hướng dẫn và có các giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm sớm triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trường. Ưu tiên ngân sách để đầu tư tăng thêm phòng học nhằm đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển dân số, đô thị hóa nhanh trên địa bàn quận chịu áp lực cao.

Xem xét việc phê duyệt định mức diện tích đất bình quân/học sinh nhằm phù hợp với đặc thù riêng của TPHCM có dân số đông, quỹ đất hạn hẹp đặc biệt là các khu vực trong nội thành để giải quyết, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện đầu tư tăng thêm phòng học và các phòng chức năng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Sở GD&ĐT TPHCM đề xuất gì để phát triển giáo dục? ảnh 2

Phòng học được bố trí làm chỗ ngủ trưa cho học sinh bán trú

Theo Sở GD&ĐT TPHCM, nếu nhà đầu tư có quyền sử dụng hoặc thuê quyền sử dụng khu đất dùng để đầu tư xây dựng, cải tạo vào mục đích thành lập trường, có cam kết sử dụng vào mục đích làm cơ sở giáo dục thời hạn tối thiểu 5 năm thì TPHCM có thể xem xét chủ trương cho phép thành lập và cấp phép hoạt động giáo dục với thời hạn cấp phép không quá 5 năm/1 lần.

Nhiều quận, huyện đạt chỉ tiêu phòng học rất thấp

Theo dự thảo báo cáo của Sở GD&ĐT TPHCM về công tác xây dựng trường học giai đoạn trung hạn 2021-2025 và tiến độ thực hiện chỉ tiêu 300 phòng học/ 10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi) trên địa bàn, nhiều địa phương có tỉ lệ phòng hiện rất thấp.

Theo báo cáo, để thực hiện các chỉ tiêu và kế hoạch, đặc biệt là thực hiện Chương trình GDPT 2018, với quy mô của ngành GD&ĐT TP, đến năm 2025, TPHCM cần 56.512 phòng học, so với số phòng học đang có hiện nay (năm 2022) là 47.623. Như vậy, đến năm 2025, TPHCM cần bổ sung 8.889 phòng học ở tất cả các bậc học, từ mầm non đến THPT.

Về tình hình thực hiện chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học, Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, tính đến ngày 30/10/2022, còn 12 quận, huyện chưa đạt chỉ tiêu.

Cụ thể, TPHCM có 10/22 địa phương (45%) đã thực hiện đạt chỉ tiêu, còn 12/22 địa phương (55%) đang tiếp tục triển khai thực hiện. Trong đó, một số quận, huyện kết quả đạt rất thấp, như quận 12 (đạt 228), Gò Vấp (205), Tân Phú (261), Bình Tân (282), huyện Củ Chi (266), Hóc Môn (211), Bình Chánh (258). Các địa phương chưa đạt chỉ tiêu tập trung ở các khu vực có áp lực gia tăng dân số cơ học mỗi năm luôn ở mức cao.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM cho biết một trong những khó khăn, vướng mắc trong việc đầu tư, xây dựng trường học tại TP là từ hệ quả của việc dân số tăng nhanh, áp lực chỗ học cho con em trên địa bàn dẫn đến quá trình triển khai các dự án gặp nhiều khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Số dự án giáo dục - đào tạo đăng ký đầu tư theo nhu cầu lớn, song khả năng cân đối ngân sách thành phố để đầu tư có hạn.

21,26% học sinh tại TPHCM không có hộ khẩu

Theo ông Lê Hoài Nam- Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, giáo dục thành phố đang thu hút ngày càng đông học sinh các tỉnh, thành. Số học sinh không có hộ khẩu thành phố trong năm học 2021-2022 là 343.894, chiếm 21,26%...

MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.