Trường ĐH Kinh tế TPHCM thuộc nhóm 401-450, tăng 150 bậc so với năm 2022 |
Cụ thể, 11 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được xếp hạng gồm:
Dẫn đầu là Trường ĐH Tôn Đức Thắng đạt 34,1 điểm xếp vị trí 138, tăng 4 bậc so với vị trí 142 của năm ngoái. Trường này cũng xếp hạng 29 ở khu vực Đông Nam Á.
Kế tiếp là Trường ĐH Duy Tân đạt 33,2 điểm, xếp vị trí 145, tăng 65 bậc so với vị trí 210 của năm ngoái và xếp hạng 23 ở khu vực Đông Nam Á.
ĐHQG Hà Nội đạt 30,1 điểm, xếp vị trí thứ 162, tụt hạng so với vị trí 147 của năm ngoái.
ĐHQG TPHCM đạt 29,7 điểm xếp vị trí 167 (năm 2022 vị trí 179).
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đạt 22,1 điểm xếp vị trí 248, năm ngoái ở nhóm 281-290.
Bên cạnh đó, ĐH Huế thuộc nhóm 351- 400; Trường ĐH Kinh tế TPHCM nhóm 401-450 (tăng 150 bậc); ĐH Đà Nẵng nhóm 501-550; ĐH Cần Thơ nhóm 551-600; Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhóm 551-600; Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhóm 651-700.
Bảng xếp hạng của 11 cơ sở giáo dục Việt Nam năm 2023 |
Theo QS, với 760 trường đại học châu Á, đây là bảng xếp hạng lớn nhất cho đến nay. Các chỉ số chính được sử dụng để hình thành bảng xếp hạng năm nay bao gồm danh tiếng của nhà tuyển dụng và học thuật, số lượng nhân viên có bằng tiến sĩ và tỷ lệ sinh viên quốc tế.
Năm 2023, Đại học Bắc Kinh chiếm vị trí đầu bảng thay thế vị trí của Đại học Quốc gia Singapore (xếp thứ hai). Phần còn lại của top 10 được làm tròn bởi sự lựa chọn đa dạng của các tổ chức từ khắp Đông và Đông Nam Á - bao gồm Malaysia, Trung Quốc đại lục và Hàn Quốc.
Danh sách Top 10 năm nay cụ thể:
1. ĐH Bắc Kinh
2. ĐH Quốc gia Singapore (NUS)
3. ĐH Thanh Hoa
4. ĐH Hồng Kông
5. ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore (NTU)
6. ĐH Phúc Đán
7. ĐH Chiết Giang
8. KAIST (Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc)
9. ĐH Malaya (UM)
10. ĐH Giao thông Thượng Hải