Đà Nẵng:

SJC nói gì việc 2 chi nhánh đóng cửa khiến khách ôm vàng đứng ngồi không yên?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hai chi nhánh của Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tại Đà Nẵng tạm dừng giao dịch suốt nhiều ngày khiến khách hàng sốt ruột vì không biết khi nào hoạt động trở lại.

Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 8/10, đại diện SJC xác nhận hai chi nhánh Đà Nẵng tại số 185 Nguyễn Văn Linh và 193 Hùng Vương đóng cửa tạm dừng giao dịch nhiều ngày qua. Theo vị này, đây là hoạt động bình thường trong kinh doanh và không nói rõ lý do. Chỉ khi chính thức đóng cửa chi nhánh, công ty mới có thông báo cụ thể.

Trả lời câu hỏi khi nào hai chi nhánh tại Đà Nẵng sẽ hoạt động giao dịch trở lại, đại diện SJC cho biết hiện vẫn chưa có thông tin từ ban lãnh đạo về việc này. “Chúng tôi có hệ thống trên toàn quốc, nếu người dân muốn mua bán vàng có thể đến các địa phương khác, hoặc liên hệ với công ty sẽ được giới thiệu những chi nhánh gần nhất”, vị này nói.

SJC nói gì việc 2 chi nhánh đóng cửa khiến khách ôm vàng đứng ngồi không yên? ảnh 1

Chi nhánh SJC tại Đà Nẵng tạm dừng giao dịch suốt nhiều ngày khiến người hoang mang.

Đại diện SJC khẳng định, các trung tâm, chi nhánh ở các tỉnh thành khác vẫn thu mua bình thường. Ngoài ra, khách hàng có thể liên hệ với đường dây nóng, hoặc trang Facebook của SJC để được giải đáp thắc mắc.

Trong phiên giao dịch sáng nay (8/10), giá vàng miếng SJC tăng 1 triệu đồng/lượng lên mốc 85 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn đứng im trên đỉnh hơn 83 triệu đồng/lượng.

Lúc 11h45, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 83 - 85 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Như Tiền Phong đã phản ánh, hai chi nhánh của Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn tại Đà Nẵng tạm dừng hoạt động nhiều ngày qua không có lý do, cũng không thông báo khi nào hoạt động trở lại khiến nhiều khách hàng đứng ngồi không yên.

MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.