Sinh viên đổ xô kinh doanh thời trang

Sinh viên đổ xô kinh doanh thời trang
Thay vì đi bán thuê cho các cửa hàng thời trang, hiện nay, nhiều bạn trẻ táo bạo mở các shop kinh doanh riêng của mình. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các bạn ngày càng thể hiện được sự năng động và bản lĩnh của mình.

Sinh viên đổ xô kinh doanh thời trang

> Người trẻ làm gì trong thời khủng hoảng kinh tế?
> Nghề tổ chức sự kiện, PR, marketing 'hút' giới trẻ

Thay vì đi bán thuê cho các cửa hàng thời trang, hiện nay, nhiều bạn trẻ táo bạo mở các shop kinh doanh riêng của mình. Dẫu còn nhiều khó khăn nhưng các bạn ngày càng thể hiện được sự năng động và bản lĩnh của mình.

Sinh viên đổ xô kinh doanh thời trang ảnh 1
"Cô chủ nhỏ" Ngọc Dung.

Thời trang là lĩnh vực kinh doanh được nhiều người ưa chuộng. Nhưng trước đây, đất dành cho công việc “làm chủ” này chỉ đa phần là những người đã đi làm, với ý nghĩa và mục đích là công việc chính, phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Đang đi học nhưng các bạn sinh viên vẫn đến với công việc này xuất phát từ niềm đam mê kinh doanh, đam mê thời trang hoặc mong muốn kiếm thêm thu nhập. Các mặt hàng thời trang giới trẻ lựa chọn để kinh doanh cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng : quần áo, giày dép, túi xách, phụ kiện,…

Mạng Facebook trở nên phổ biến và từ lâu nhu cầu kết nối lớn của giới trẻ. Tận dụng được những lợi thế của mạng xã hội này mang lại, sinh viên, nhờ tính nhanh nhạy và linh hoạt đã nghĩ ra cách để kinh doanh thời trang bằng hình thức mua bán trực tuyến (online). Nhờ đó mà hình ảnh shop thời trang online của sinh viên đến gần hơn với hầu hết các bạn trẻ. Chỉ cần gõ trên mục tìm kiếm của Facebook với từ khóa : “Shop online” sẽ tìm ra được vô vàn địa chỉ.

Nhiều bạn chỉ bán quần áo, nhưng có người lại tập trung vào mặt hàng giày dép hay phụ kiện. Nếu “đa - zi – năng” hơn, teen còn kinh doanh hết các sản phẩm để phục vụ nhu cầu của khách hàng chu đáo và đầy đủ nhất.

Các shop thời trang online không phải thuê mặt bằng và các chi phí khác nên hàng giá khá rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên hay khách hàng trẻ. Bên cạnh đấy, với mẫu mã đẹp, đa dạng và có chất lượng, nhiều shop còn thu hút thêm đối tượng công sở.

Ngọc Dung (SV ĐH Kinh tế Quốc dân) mới mở shop online bán quần áo được 4 tháng nhưng đã có lượng khách hàng tương đối ổn định. Số vốn ban đầu của Dung để mở cửa hàng online là 5 triệu nhờ mẹ đầu tư và chỉ 2 tháng sau bạn đã hoàn trả lại cho mẹ.

Mỗi lần lấy hàng của Dung khoảng 3 – 4 triệu. Vì vốn ít, cô bạn chỉ nhặt vài mẫu nên bán khá nhanh và ít bị tồn hàng. Nếu có tồn, Dung sẽ giảm giá cho khách bởi vậy khoảng 7 – 10 ngày là bạn lại lấy hàng. Khách hàng của Dung dao động từ 3 – 4 người/ ngày.

Lúc đầu bạn gặp khó khăn trong việc đi tìm nguồn hàng vì trước đây bạn chưa tìm hiểu kỹ lắm. Nhưng nhờ có bạn bè chỉ giúp, dần dần, Dung đã làm việc khá suôn sẻ. Dung bày tỏ: “Yêu thích thời trang từ bé và có chút “máu me” kinh doanh, mình muốn tự buôn bán để kiếm thêm ít tiền tiêu vặt và trau dồi kỹ năng kinh tế - đúng ngành nghề đang học”.

Sinh viên đổ xô kinh doanh thời trang ảnh 2

Số tiền dành dụm của Dung mỗi tháng 3 - 4 triệu giúp bạn không còn phải xin gia đình tiền tiêu hàng tháng nữa. Khách hàng ngày càng đông nhưng bạn không bỏ bê học hành mà chỉ bán vào ban ngày, dành thời gian buổi tối để học tập.

Kỷ niệm Dung vẫn nhớ là có lần, chọn mẫu áo ren rất đẹp nhưng lấy có 2 cái. Dung thích lắm nên để một cái để mặc, cái còn lại để bạn thân. Song bạn vẫn đăng lên face cho mọi người cùng chiêm ngưỡng và có một bạn cứ năn nỉ Dung để lại với giá cao hơn. Thấy nhiệt tình quá nên bạn để lại cho khách hàng và giảm giá chút. Vị khách ấy cảm ơn rối rít và thường xuyên quan tâm đến hàng mới của Dung.

Hiện nay Dung vẫn ấp ủ thuê một cửa hàng để thỏa mãn niềm đam mê lớn với kinh doanh. Nên bạn vẫn chuẩn bị từng bước một và coi hình thức bán hàng trực tuyến như bước khởi đầu.

Hà Phương
Hà Phương.

Hà Phương (SV HV Ngoại giao) hiện đang kinh doanh thời trang nữ với nhiều mẫu mã đa dạng và đẹp mắt.

Phương chia sẻ: “Vì “máu” kinh doanh và thích sự trải nghiệm được tự mình bắt tay vào công việc, nên mình đã tự mở một shop online. Phương nghĩ cái “gu” thời trang rất quan trọng và là yếu tố tạo nên sự hài lòng của khách hàng. Mọi thứ bắt đầu khá mệt vì mình tự làm tất cả mọi thứ nhưng vui và cảm thấy rất ý nghĩa”.

Có em họ mở shop trước, nên việc tìm mối hàng của Phương rất thuận lợi. Nhưng cái khó là lúc đầu phải thuyết phục bố mẹ cho mượn tiền để kinh doanh. Gia đình Phương sợ con gái mệt và ảnh hưởng đến học tập nên phản đối. Phương đã ra sức thuyết phục, hứa đây chỉ là nghề tay trái và sẽ đảm bảo kết quả học tập luôn tốt nên mẹ cho Phương mượn vốn khá lớn 40 triệu hàng và 10 triệu cho phí vận chuyển.

Phương tự mình làm mẫu cho các mẫu quần áo tại của hàng của cô
Phương tự mình làm mẫu cho các mẫu quần áo tại của hàng của cô.

Mọi sự mới đầu đến với Phương khá thuận lợi, suôn sẻ khi những ngày đầu bán đắt hàng và thường hết veo. Song những ngày sau, do vướng chuyện học hành, không lấy hàng trực tiếp được nên hàng kém chất lượng hơn và khách thưa dần. Nên giờ đây, Phương đã cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý để chọn được những mẫu hàng đẹp, thời trang nhất.

Tự mình làm mẫu, làm giá, đăng hình, trả lời và bán hàng cho khách,… tất cả đều một tay Phương làm. Nên với hai tháng, thu nhập bình quân của bạn cũng đã lên tới 20 – 25 triệu. Nhờ vậy mà Phương đã hoàn vốn gửi mẹ sau một tháng rưỡi bán hàng.

Không chỉ mở shop online, các bạn sinh viên tuy đang đi học nhưng cũng táo bạo dồn vốn, lặn lội đi tìm địa điểm để thuê ở cửa kinh doanh thời trang.

Chàng sinh viên Vũ Huy Hiệp tại shop thời trang của mình
Chàng sinh viên Vũ Huy Hiệp tại shop thời trang của mình.

Vũ Huy Hiệp (ĐH KH Xã hội và Nhân văn) hùn vốn với một bạn năm cuối cùng trường mở shop trên đường Vũ Trọng Phụng với vốn ban đầu mỗi người là 30 triệu đồng. Một nửa là Hiệp dành dụm và nửa còn lại là bạn mượn bố mẹ.

Hiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn khi thuyết phục bố mẹ, đi tìm cửa hàng. Sau khi thuê đươc địa điểm, bạn cùng đối tác của mình tìm mối hàng. Mọi việc không cản bước “ham làm giàu” của Hiệp nên đến bây giờ, mới bắt đầu được 2 tháng nhưng cửa hàng đã đi vào quỹ đạo.

Cửa hàng Hiệp phải thuê thêm 2 nhân viên theo ca, thay phiên nhau bán hàng. Mỗi tháng lấy hàng khoảng 7 – 8 lần, vốn lên tới 10 triệu nên thu nhập của Hiệp cũng thu được khoảng 4 – 5 triệu. Hàng lấy về chỉ tiêu thụ được một nửa, còn lại bạn sẽ tiếp tục bán tiếp nên đôi lúc chưa lưu động được vốn, lại phải xoay sở cho kịp hàng.

Hiệp cho biết: “Xác định tự mở quán, mình biết là rất khó khăn bởi vốn ít, đang là sinh viên, chưa bao giờ tìm hiểu về công việc này nhưng mình cứ thử sức xem sao. Ban đầu bố mẹ không đồng ý sợ Hiệp xao nhãng học tập nhưng vì lòng quyết tâm, mình đã thuyết phục được hai người”.

Có đam mê, có ý tưởng, mạnh dạn và táo bạo khi tự mình làm chủ, các bạn trẻ đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, rèn được kỹ năng trong việc quản lý thời gian của chính mình…

Theo Hoàng Dung
Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
‘Giá vàng’ và ‘bão Yagi’ được tìm kiếm nhiều nhất năm 2024
‘Giá vàng’ và ‘bão Yagi’ được tìm kiếm nhiều nhất năm 2024
TPO - Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm và lướt web 2024, nhìn lại những mối quan tâm nổi bật của người dùng Việt Nam trên internet. Theo đó, “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi” cùng từ lóng “đỉnh nóc kịch trần bay phấp phới” gây bão tìm kiếm. “Bão Yagi” và “giá vàng” dẫn đầu danh sách từ khóa nổi bật nhất.