Sinh viên ‘bán mặt quảng cáo’ để trả nợ

Sinh viên ‘bán mặt quảng cáo’ để trả nợ
TPO – Hai cựu sinh viên trường đại học Cambridge, Anh có chiến dịch kinh doanh “bán mặt quảng cáo” để kiếm tiền trả nợ.
Hai cựu sinh viên trường đại học Cambridge bán mặt quảng cáo để kiếm tiền trả nợ
Hai cựu sinh viên trường đại học Cambridge bán mặt quảng cáo để kiếm tiền trả nợ.

Ross Harper và Ed Moyse là hai cựu sinh viên trường Đại học Cambridge đã bắt đầu chiến dịch kinh doanh này sau khi ra trường.

Động lực để thúc đây hai thanh niên này có thể thực hiện công việc này là để kiếm tiền trả nợ khoản tiền vay vốn trong thời gian học (tức 80.000 USD) và cũng là cách kiếm việc làm khi đang thất nghiệp.

Đủ các hình vẽ sản phẩm trên khuôn mặt của chàng sinh viên
Đủ các hình vẽ sản phẩm trên khuôn mặt của chàng sinh viên.

Cả hai chàng trai này đã tìm đến các nhà quảng cáo lớn và thỏa thuận với nhà quảng cáo để họ vẽ lên mặt những hình ảnh quảng cáo về sản phẩm hay bất cứ thông tin liên quan mà nhà quảng cáo đã nhận. Sau đó, cả hai có thể xuất hiện ở một số nơi công cộng với khuôn mặt “đang được kinh doanh”.

“Trong thời điểm khó kiếm việc làm như hiện nay, công việc này có thể coi là một công việc rất sáng tạo. Chúng tôi có thể sẽ tiếp tục kinh doanh hoạt động này trong vòng một năm tới”, dẫn lời Ed Moyse .

Cả hai hi vọng kiếm đủ tiền để trả nợ
Cả hai hi vọng kiếm đủ tiền để trả nợ .

Mỗi ngày hai chàng thanh niên này kiếm được khoảng gần 700 USD. Cả hai cùng hi vọng kiếm được một khoản tiền đủ để trả nợ trong thời gian đi học.

Theo số liệu mới nhất, số lượng sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học khá cao, 22 %. Nhiều sinh viên nước này đành ngồi ở nhà chờ việc sau khi ra trường mà không có hi vọng nhiều.

Đây là hình thức làm việc tạm thời đối với những sinh viên mới ra trường và đang thất nghiệp
Đây là hình thức làm việc tạm thời đối với những sinh viên mới ra trường và đang thất nghiệp.

Nguyễn Thủy

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.