Sinh viên bán dâm đâu dễ phát hiện mà xử lý

Có những con phố nổi tiếng vì có nhiều nữ sinh đứng đường (ảnh minh họa)
Có những con phố nổi tiếng vì có nhiều nữ sinh đứng đường (ảnh minh họa)
Sinh viên bán dâm không phải chỉ ra đứng đường hay trong các nhà nghỉ, khách sạn mà họ núp dưới nhiều vỏ bọc khác…

Không phải vô cớ, Bộ GD-ĐT dự thảo qui chế xử phạt bằng hình thức đuổi học sinh viên bán dâm. Dư luận dậy sóng vì việc những người soạn thảo đã cụ thể hóa số lần vi phạm để làm căn cứ xử lý (bán dâm lần thứ 4), bởi với ngành sư phạm hay bất kỳ ngành nghề nào, môi trường đào tạo không cho phép những hành động đi trái với qui định pháp luật, đi ngược với truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội. Những hành động như vậy chỉ cần vi phạm một lần là đã đủ để đuổi học rồi.

Cách nay cả mấy chục năm, khi lần đầu tiên tôi về Hà Nội nhập học đại học, đã nghe các anh chị khóa trước, sinh viên các trường kháo nhau về “những phố đèn đỏ” của sinh viên, rồi chuyện sinh viên cặp với đại gia, sinh viên sống như vợ chồng, sinh viên sống thử… Hay chuyện sinh viên đổi tình lấy điểm có phải là bán dâm hay không?

Rất khó phân định giữa chuyện sinh viên cặp với đại gia, người đã đi làm với việc bán dâm. Bởi họ đến với nhau một cách tự nguyện, có tình cảm, thậm chí có những cặp rất sâu đậm. Nhưng đằng sau đó là sự lợi dụng lẫn nhau, kẻ có nhan sắc, khả năng đáp ứng tình dục, phía kia là kẻ có tiền tài, địa vị. Họ sẵn sàng bỏ tiền thuê nhà, mua xe cho các cô bồ trẻ để những mối quan hệ ngoài luồng được an toàn.

Còn nhớ, Đại học năm thứ 2, mấy cô bạn xinh xắn, ưa nhìn trong lớp tôi đều có người yêu. Trong số đó, có những đôi tìm hiểu, yêu nhau một cách nghiêm túc, đứng đắn. Nhưng cũng có bạn yêu những người đã có vợ, đi làm. Và chúng tôi cũng chứng kiến những vụ đánh ghen “nảy đom đóm mắt” ngay giữa sân trường hoặc vào tận lớp.

Ngày đó, không có mạng xã hội, không có điện thoại thông minh, máy ảnh cũng không sẵn như bây giờ nên câu chuyện như vậy chỉ loang lổ trong trường, trong khu vực ký túc xá và những người quen biết nhau. Thế nhưng nhà trường cũng không thể xử lý được sinh viên bởi chẳng ai có bằng chứng gì.

Sinh viên bán dâm – ai là người phát hiện? Có lẽ chỉ trừ phi lực lượng chức năng phát hiện gửi văn bản về trường thì mới có căn cứ xử lý, còn bình thường trong cuộc sống, những mối quan hệ “già nhân ngãi, non vợ chồng”, cũng là dạng “bóc bánh trả tiền” nhưng rất công khai, được bao bọc với cái vỏ bạn trai/bạn gái hoặc người yêu thì xử lý kiểu gì?

Tôi có hỏi một anh bạn làm công tác quản lý sinh viên ở một trường đại học, rằng trường anh đã đuổi sinh viên nào vì bán dâm chưa, anh bảo chưa dù biết rất nhiều em trong trường có quan hệ nam nữ rất lăng nhăng, thậm chí đã từng xảy ra ẩu đả giữa các thanh niên có quan hệ tình cảm với nữ sinh.

Chẳng cần phải đi đâu xa, đi qua mấy phòng khám sản phụ khoa thì biết ngay mức độ quan hệ tình dục, sự hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn trong giới trẻ như thế nào. Tôi thực sự rùng mình khi đọc chia sẻ của một thanh niên đi gom các bào thai bị chối bỏ.

Trong đêm nữ sinh đại học Văn hóa ném con từ tầng 30 của khu đô thị Linh Đàm xuống đất, anh này còn đi gom được 18 thi thể sinh linh bé nhỏ nữa. Không thể khẳng định những bé em đó là của sinh viên nhưng cho thấy một lối sống buông thả, thiếu hiểu biết đang có trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ.

Vào những dịp như Valentine, Noel… các nhà nghỉ thường “cháy phòng”. Nhiều người chua chát nói rằng, khi ngành kinh doanh nhà nghỉ “phất lên” thì những người có trách nhiệm như cha mẹ, thầy cô và những người đi trước cần phải suy ngẫm.

Con vào đại học là 18 tuổi, được pháp luật công nhận đầy đủ quyền công dân, nhưng với cách giáo dục và môi trường xã hội hiện nay, nhiều em ra khỏi vòng tay cha mẹ rất dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Chính vì thế, ngoài sự trông mong vào nhà trường, cha mẹ vẫn phải sát sao, tinh ý với những thay đổi của con để có những uốn nắn, khuyên bảo kịp thời.

Theo Theo VOV
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.