Siêu thị nỗ lực giảm giá

Siêu thị nỗ lực giảm giá
Giá cả hàng hóa tăng cao khiến sức mua không chỉ tại chợ lẻ mà ở siêu thị cũng giảm. Trước tình hình trên, các siêu thị đang nỗ lực giảm giá hàng, tổ chức khuyến mãi nhằm kích thích sức mua.

Siêu thị nỗ lực giảm giá

Giá cả hàng hóa tăng cao khiến sức mua không chỉ tại chợ lẻ mà ở siêu thị cũng giảm. Trước tình hình trên, các siêu thị đang nỗ lực giảm giá hàng, tổ chức khuyến mãi nhằm kích thích sức mua.

Các siêu thị đang thực hiện nhiều cách để kích thích sức mua - Ảnh: Q.T
Các siêu thị đang thực hiện nhiều cách để kích thích sức mua . Ảnh: Thanh Niên

Đại diện các siêu thị Citimart, Maximart cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, sức mua tại các siêu thị đã giảm ít nhất 5 - 10%. Ở một số hệ thống lớn như Big C, Co.opMart, sức mua không giảm nhiều nhưng có sự chuyển dịch lớn giữa các nhóm ngành hàng.

Cụ thể, sức mua nhóm hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả tăng từ 20 - 30%, trong khi nhóm hàng gia dụng, may mặc, giày dép giảm từ 5 - 10%. Theo đại diện các siêu thị, nguyên nhân do giá cả tăng cao, người tiêu dùng chỉ ưu tiên chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu.

Bà Dương Thị Quỳnh Trang - Giám đốc đối ngoại hệ thống siêu thị Big C - cho biết: “Biến động giá cả là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Vì vậy, chúng tôi đề ra mục tiêu hạn chế tối thiểu việc điều chỉnh giá nhằm bảo vệ sức mua của người tiêu dùng.

Cụ thể, Big C áp dụng chính sách thương lượng điều chỉnh giá với các nhà cung cấp của mình, như từ chối đề xuất điều chỉnh giá của các nhà cung cấp, thảo luận với các nhà cung cấp về những khó khăn và các giải pháp cần được triển khai giữa Big C và nhà cung cấp để tránh tăng giá, thương lượng mức độ điều chỉnh thấp nhất có thể hoặc thương lượng thời hạn áp dụng giá mới tùy theo mỗi mặt hàng.

Ngoài ra, chúng tôi tăng cường trữ hàng giá thấp và hủy bỏ những mặt hàng tăng giá cao, không có lý do chính đáng, đồng thời tìm những mặt hàng thay thế hoặc các nhà cung cấp mới có giá cạnh tranh hơn”.

Hệ thống Co.opMart thì tham gia chương trình bình ổn giá của TP.HCM với nhiều mặt hàng có giá thấp hơn thị trường từ 10-15%.

Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó Tổng Giám đốc Saigon Coop, thông tin: “Trong bối cảnh giá cả tiêu dùng leo thang như hiện nay, để đưa ra chương trình giảm giá 10 - 15%, chúng tôi phải tiết giảm tối đa các chi phí của công ty và vận động các nhà cung cấp để đưa hàng hóa có giá tốt nhất đến người tiêu dùng".

"Sắp tới đây là kỷ niệm 15 năm thành lập hệ thống Co.opMart, chúng tôi dự định dành sẵn kinh phí để tổ chức một chương trình truyền hình hoành tráng, nhưng sau khi xem xét lại, chúng tôi đã quyết định cắt giảm chi phí và để dành vào các hoạt động khuyến mãi thiết thực hơn nhằm chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng” - ông Nhân nói.

Hiện nay, Co.opMart đang thực hiện chương trình khuyến mãi “15 ngày vàng - Rộn ràng mua sắm” với nhiều mặt hàng giảm giá cực thấp, trong đó có đến 1.500 mặt hàng giảm 50%, tập trung vào những mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, thời trang may mặc, đồ dùng...

Ngoài ra, Co.opMart còn tặng 1.500 phiếu quà tặng cho công nhân nghèo và bán hàng lưu động phục vụ người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa.

Hệ thống siêu thị Big C thì giảm giá bán bằng cách giảm hoặc không lấy chiết khấu hàng hóa, giảm các chi phí phụ, sẵn sàng lấy sản phẩm mới, đa dạng hóa nguồn hàng để tạo nhiều chọn lựa khách hàng đồng thời giảm sự lệ thuộc vào một vài nhà cung cấp lớn.

Trong nội bộ Big C cũng tăng cường tiết kiệm các chi phí quản lý và chi phí vận hành, tiết kiệm năng lượng, điện, nước để từ đó có nguồn kinh phí và thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi. Với nhiều nỗ lực như vậy, trong những ngày gần đây, đặc biệt trong dịp cuối tuần và nghỉ lễ, sức mua tại Big C đã tăng đến 30%.

Tại hệ thống Co.opMart, sức mua trong chương trình khuyến mãi hiện nay cũng đã tăng đến 40%, mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất là thực phẩm, gia vị, đồ dùng gia đình...

Theo Quang Thuần - Thanh Quý
Thanh Niên

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG