Vào cuối thập niên 1970, Liên Xô chế tạo mẫu tên lửa đẩy siêu mạnh Energia với sứ mệnh đưa tàu con thoi không người lái Buran lên vũ trụ và cạnh tranh với tên lửa Saturn V của NASA từng đưa tàu Apollo của Mỹ lên Mặt Trăng, theo Longroom.
Tên lửa hiện nằm trong một kho chứa bị bỏ hoang gần hai thập kỷ tại bãi phóng Baikonur Cosmodrome, Kazakhstan.
Energia bay thử nghiệm vào năm 1987 và thực hiện nhiệm vụ đầu tiên đưa tàu Buran lên quỹ đạo năm 1988.
Ban đầu tên lửa được lên kế hoạch cho nhiệm vụ đưa tàu vũ trụ lên thám hiểm Mặt Trăng, nhưng sứ mệnh này sau đó bị hủy bỏ. Tên lửa bị bỏ hoang trong kho sau khi Liên Xô tan rã.
Tên lửa được làm bằng hợp kim siêu nhẹ, có tổng trọng lượng khoảng 2,4 tấn và có khả năng đẩy vật thể nặng 100 tấn vào quỹ đạo.
Những dãy số ký hiệu của tên lửa bị mờ đi do lớp mạ kim loại phía ngoài bắt đầu hoen rỉ và bong tróc.
Một khung thép được gia cố chắc chắn để bảo vệ tên lửa khỏi sóng xung kích trong trường hợp xảy ra một vụ nổ gần kho chứa.
Cửa trượt lớn có kích thước 42 x 36 m, cho phép di chuyển tên lửa đến bệ phóng nằm gần kho chứa.
Phần đỉnh của tên lửa được thiết kế dựa trên nguyên lý khí động học.
Mặc dù bị bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng, công nghệ của tên lửa Energia vẫn có thể được Nga sử dụng trong kế hoạch chinh phục Mặt Trăng vào năm 2030.