Siêu máy bơm tê liệt trước đường ngập, chủ đầu tư nói 'bị phá hoại'

Siêu máy bơm tê liệt trước đường ngập, chủ đầu tư nói 'bị phá hoại'
TPO - Lý giải về việc siêu máy bơm được vận hành ngay khi trời vừa mưa lớn nhưng đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn bị ngập sâu, chủ đầu tư cho rằng “có sự phá hoại của một nhóm người nào đó”. 
Trưa 17/10, cơn mưa lớn đổ xuống nhiều khu vực tại TP.HCM khiến hàng loạt tuyến đường bị ngập. Trong đó đáng chú ý là đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) cũng bị ngập nặng dù máy bơm công suất lớn được vận hành ngay khi trời bắt đầu mưa lớn. Trước đó, mày bơm này hoạt động tương đối có hiệu quả khi chống ngập trời mưa trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. 

Lý giải về việc siêu máy bơm “mất thiêng” khi chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh, ông Nguyễn Tăng Cường, Tổng giám đốc tập đoàn công nghiệp Quang Trung-chủ đầu tư cho rằng “có sự phá hoại của một nhóm người nào đó”.

Siêu máy bơm tê liệt trước đường ngập, chủ đầu tư nói 'bị phá hoại' ảnh 1 Rác ngập cống khiến nước không rút được về siêu máy bơm.

 Siêu máy bơm tê liệt trước đường ngập, chủ đầu tư nói 'bị phá hoại' ảnh 2

Chiều cùng ngày, ông Cường đã có công văn gửi UBND TPHCM, Sở Giao thông Vận tải và các ban ngành liên quan đề nghị “làm rõ nguyên nhân” và “có biện pháp ngăn chặn”.

Theo ông Cường, qua 8 lần thử nghiệm trước có sự chứng kiến của cơ quan chức năng, máy bơm đều đạt hiệu quả rất tốt, nước trên đường rút rất nhanh, kể cả những lần trời mưa to với vũ lượng trên 120mm; triều cường đạt đỉnh trên 1,6m; trời mưa lớn kèm theo triều cường dâng cao…

“Lần này mưa nhỏ, thời gian mưa ngắn, chúng tôi vận hành máy bơm nhưng nước không thể rút. Tôi cho rằng có sự phá hoại của một nhóm nào đó”- chủ dự án siêu máy bơm chống ngập đặt nghi vấn.

Siêu máy bơm tê liệt trước đường ngập, chủ đầu tư nói 'bị phá hoại' ảnh 3 Những “núi” rác được vớt từ dưới cống lên.
Siêu máy bơm tê liệt trước đường ngập, chủ đầu tư nói 'bị phá hoại' ảnh 4

Ông Cường cho biết, trận mưa khủng khiếp vào ngày 13/10 với vũ lượng trên 125mm, trong 4h liên tục, máy bơm được vận hành 4 lần với tổng thời gian 110 phút, nhưng đường không hề bị ngập. Còn cơn mưa trưa này không lớn, thời gian không dài nhưng nước trong cống không thể rút được về máy bơm.

Ngay sau đó, đại diện tập đoàn công nghiệp Quang Trung cùng công ty thoát nước đô thị TPHCM tiến hành kiểm tra các miệng cống và phát hiện có lượng lớn rác thải các loại ngập cống.

“Sau khi kiểm tra chúng tôi phát hiện một bên cống đã bị tắc hẳn; một bên bị nghẹt, nước chảy rất chậm. Như vậy tôi cho rằng có hành động cố ý phá hoại của ai đó. Tôi đề nghị UBND TPHCM, Sở Giao thông Vận tải làm rõ nguyên nhân và có biện pháp ngăn chặn kịp thời”, ông Cường nói.

Siêu máy bơm tê liệt trước đường ngập, chủ đầu tư nói 'bị phá hoại' ảnh 5 Công nhân mất nửa ngày vẫn chưa vớt hết rác dưới cống.
Siêu máy bơm tê liệt trước đường ngập, chủ đầu tư nói 'bị phá hoại' ảnh 6

Sau khi tiếp nhận thông tin, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Chống ngập TPHCM cùng đại diện công ty Quang Trung và công ty thoát nước, tiến hành kiểm tra và phát hiện có nhiều rác dưới cống.

Hiện các cơ quan đang tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống cống để xác minh rõ vụ việc. “Tại thời điểm kiểm tra hệ thống cống, chúng tôi phát hiện có lượng lớn rác ở dưới hệ thống cống. Chúng tôi đang tiếp tục kiểm tra toàn bộ hệ thống cống để tìm hiểu rõ nguyên nhân”, ông Dũng nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.